Khám phá những điều kỳ bí quanh dòng sông Nile
logo

Khi nhắc đến Ai Cập điều mà hiện lên trong đầu chúng ta là những kim tự tháp cổ xưa ẩn chứa bao điều kỳ bí. Ngoài ra còn có dòng sông Nile nuôi dưỡng Ai Cập bao đời nay. Sông Nile như một vị thần bồi đắp và đồng hành cùng Ai Cập cho nên người dân tại đây rất tôn kính và bảo vệ dòng sông huyền thoại này. Đây cũng chính là dòng sông rộng lớn nhất trên đất Ai Cập và được công nhận là dòng sông dài nhất trên thế giới.

Nếu du khách đi tour du lịch Ai Cập đang muốn tìm hiểu rõ hơn về dòng sông Nile kỳ diệu này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Kem Holiday nhé.

Dòng sông Nile như một người mẹ nuôi dưỡng cho đất nước Ai Cập

1. Giới thiệu về dòng sông Nile

Khi đến thăm đất nước Ai Cập nếu bỏ lỡ dòng sông Nile thì thật là một đáng tiếc lớn. Là dòng sông duy nhất trên thế giới có dòng chảy ngược từ phía nam lên phía bắc, sông Nile được ví như dải lụa xanh bắc ngang qua sa mạc khô nóng và còn được tô điểm thêm một chút màu trắng bởi những chiếc thuyền buồm căng tràn sức gió.

Dòng sông duy nhất trên thế giới có dòng chảy ngược từ phía nam lên phía bắc

Sông Nile có chiều dài lên đến 6.853km (4.132 dặm). Sở hữu chiều dài khủng như vậy, sông Nile đã được công nhận là dòng sông dài nhất thế giới bởi sách Kỷ lục Guinness Thế giới. 

Nằm trong vùng lãnh thổ Ai Cập, sông Nile bắt nguồn từ vùng biên giới ở Wadi Halfa chảy qua Abu Simbel, sau đó mở rộng diện tích của hồ Nasser, tiếp tục chảy đến Aswan và Luxor. Vẫn cứ tiếp tục dòng chảy của nó qua lãnh thổ của đất nước Ai Cập rồi đến Qanater thì chia nhánh, tạo nên những vùng châu thổ trù phú và các vùng cửa biển đẹp như Alexandria, Port Said…

Từ xa xưa, các vị Pharaoh đã tôn thờ dòng sông Nile như một vị thần và coi đó như biểu tượng của sự thịnh vượng đem lại sự sống vĩnh hằng, đóng vai trò to lớn trong tiến trình hình thành nền văn minh, lịch sử cho các quốc gia Châu Phi như Ethiopia, Cộng hòa dân chủ Congo, Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda, Eritrea, Burundi, Sudan và đặc biệt là Ai Cập. 

Đập High Dam được xây dựng xong cũng là lúc các di tích cổ bị nhấn chìm

Sông Nile đã ban tặng cho Ai Cập rất nhiều món quà vô giá, phải kể đến như việc xây dựng các kim tự tháp từ xa xưa đã nhờ đến chu kỳ dòng chảy của nước sông để vận chuyển những khối đá khổng lồ nặng hàng chục tấn. Nhưng cũng chính bởi dòng nước chảy mãnh liệt đó, mà hàng năm rất nhiều trận lũ lụt xảy ra ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân hai bên bờ. Vì vấn đề lũ lụt nghiêm trọng, chính quyền Ai Cập đã cho xây dựng đập High Dam ở phía Nam của Aswan để điều hòa dòng chảy và làm thủy điện. Nhưng được cái này thì mất cái kia, chính vì cái đập thủy điện Hight Dam đã làm sông Nile mất tự chủ, nhấn chìm nhiều di tích cổ. UNESCO đã cố gắng cứu lấy những gì còn sót lại, di dời đi nơi khác và bảo tồn cho đến ngày nay như đền đá Abu Simbel nằm giáp Sudan được xây dựng từ năm 1260 TCN thời của đế chế Ramses II hay những pho tượng Pharaoh cao 20m đã phải cắt rời và vận chuyển đến nơi bảo tồn sau đó ráp lại.

2. Ý nghĩa của tên sông Nile

Trước đây sông Nile có tên Nahal, sau đó được đổi thành Neilos và lần đổi cuối cùng nó mang tên là là Nile (hay còn được viết là sông Nin) cho đến ngày nay. Sông Nile có nghĩa là một dòng sông rộng lớn, dòng sông thung lũng.

 

Sông Nile có nghĩa là một dòng sông rộng lớn, dòng sông thung lũng

Trải qua thời gian dài, sông Nile đã chứng kiến sự hưng thịnh, suy sụp của biết bao nhiêu triều đại các vị vua Ai Cập. Dấu tích hàng thế kỷ còn để lại ở hai bên đầu sông như kim tự tháp, những bức tượng khổng lồ, các đền thờ, hầm mộ,… đổ bóng xuống lòng sông như vấn vương một triều đại huy hoàng đã qua.

3. Câu chuyện truyền thuyết gắn liền với dòng sông Nile

Để nói về chuyện những câu truyện ly kỳ xảy ra ở dòng sông Nile thì nhiều vô kể. Đặc biệt nhất trong số đó là câu chuyện về cái chết của vị thần Osiris. Theo truyền thuyết kể lại, thần Osiris đã bị người em trau của mình xé tan thành 14 mảnh trong cuộc chiến tranh giữa các vị thần. Vợ của ông đã rất xót thương và đi nhặt lại những mảnh vụn thi thể của chồng, sau đó quấn trong một lớp vải và giấu sâu bên dưới lòng sông Nile. Thật bất ngờ thay, sau 70 ngày, thần Osiris đã sống lại nhờ dòng nước của sông Nile. 

Bản vẽ chân dung vị thần Osiris

Sau đó, thần Osiris được vinh danh là vị thần của cõi chết bởi khả năng tái sinh. Ông cũng có khả năng điều khiển cả dòng sông Nile theo ý của mình. Chính nhờ thần Osiris mà nước của sông Nile dâng cao lên, chảy vào các vùng đất khô cằn, những nơi dòng nước chảy qua đều mọc lên vô số cây lương thực. 

Qua truyền thuyết này mà mỗi khi dòng nước của sông Nile dâng cao lên là người dân Ai Cập hai bên bờ lại vui mừng hát ca, mở hội tưng bừng như bày tỏ lòng biết ơn với thần Osiris. Vị thần Osiris trong tín ngưỡng Ai Cập thường được mô tả với màu da xanh như màu của dòng nước sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh mạnh mẽ.

4. Vị thần cai quản dòng sông Nile

Trong tôn giáo của Ai Cập cổ đại, Sobek được coi là vị thần cai quản dòng sông Nile rộng lớn. Ngoài ra, ông còn được biết đến qua cái tên như thần Sebek, Sochet, Sobk, Sobki hay răng nhọn. Thần Sobek được miêu tả có dáng đầu cá sấu còn thân hình đàn ông. Do vậy, người Ai Cập đã lấy hình tượng đại diện cho ông là loài cá sấu sống ở sông Nile hoặc loài cá sấu Tây Phi. 

Tranh vẽ thần Sobek hung dữ nhưng ẩn chứa có nhiều tính tốt bên trong

Trong ghi chép xưa kể rằng, thần Sobek là con trai của nữ thần Neith, anh em với Apep ác thần và được sinh ra trong thời kỳ hỗn mang. Một vài tài liệu ghi chép khác còn cho rằng thần Sobek là con trai của ác thần Seth. 

Chính vì sự hung hăng, tàn bạo của loài cá sấu mà thần Sobek còn được coi là một vị thần bảo hộ cho sức mạnh quân đội và sự quyền lực của các Pharaoh ngày xưa. Cho đến ngày nay, quân đội Ai Cập luôn tin rằng sức mạnh của họ là được thần Sobek ban tặng. 

Tuy mang hình dáng của loài cá sấu hung dữ, nhưng thần Sobek không giống với các anh chị em của mình, ông có nhiều đức tính tốt. Phải kể đến như việc ông đã giúp thần Isis nuôi nấng Horus khi bà đi tìm các mảnh xác của người chồng Osiris. Sau đó thần Sobek còn giúp Isis hồi sinh cho Osiris vốn đã bị giết hại tàn nhẫn bởi người em trai Seth. Ngoài ra, thần Sobek còn cứu sống 4 người con trai của thần Horus theo lệnh của vị thần Ra từ vùng nước nguyên sơ của thần Nun. Qua nhiều việc tốt mà thần Sobek đã làm, ông còn được đặt danh hiệu là vị thần bảo trợ. Thêm nữa, Sobek còn bảo vệ cư dân Ai Cập thoát khỏi mọi kiếp nạn tại dòng sông Nile linh thiêng. 

Các vị phu nhân của thần Sobek là nữ thần sinh nở Meskhenet và nữ thần thu hoạch Renenutet đều là những vị thần đại diện cho sự đủ đầy, no ấm và hạnh phúc. 

Trong thần thoại của Ai Cập, các vị thần nam hay nữ đều không thích ăn thịt, đặc biệt là thịt sống. Nếu có ăn thì ăn rất ít và miếng thịt đó luôn được nướng chín, không tẩm muối, luôn được ăn kèm với các loại hạt. Một số thần sẽ loại trừ một số thịt không ăn như thần Ra không bao giờ ăn thịt rùa. Vì thần Ra cho rằng, rùa đại diện cho quyền năng của cái xấu và là kẻ thù của ông. Còn nhiều vị thần khác không ăn thịt vì cho rằng ăn thịt là quá độc ác và dã man. Tuy nhiên, ngoại trừ thần Sobek, vì ông mang hình hài của một con cá sấu mà cá sấu thì lại rất thích ăn thịt động vật sống. 

Tranh vẽ miêu tả thần Sobek có hình dạng đầu cá sấu

Có một câu chuyện về việc ăn thịt sống của thần Sobek, chuyện kể rằng sau khi xác của thần Osiris bị vứt đi khắp nơi cả trên cạn và dưới nước. Không may thần Sobek đã ăn phải mảnh xác cuối cùng của thần Osiris. Sau khi các vị thần khác biết chuyện này đã lập tức trừng phạt thần Sobek bằng cách làm cho lưỡi của ông nhỏ lại. Đó cũng chính là lý do chính mà loài cá sấu ngày nay có cái lưỡi vô cũng nhỏ mà hàm răng lại rất lớn.

Ngày nay, người Ai Cập rất sùng bái loài cá sấu theo tín ngưỡng của người xưa vì chúng tượng trưng cho vị thần cai quản dòng sông Nile – thần Sobek. Trong ngôi đền thờ thần Sobek, người ta còn đeo đồ trang sức cho những con cá sấu được nuôi ở trong hồ nước. Khi cá sấu trong hồ chết, chúng được người dân tẩm ướp hương liệu thơm, đưa xác vào trong quan tài đó để ướp sau đó thực hiện nghi lễ đưa tang. Công đoạn ướp xác cá sấu đã chết để thể hiện sự tôn kính thần Sobek.

Người dân Ai Cập ướp xác cá sấu để thể hiện lòng tôn kính đối với vị thần cai quản sông Nile-Sobek 

5. Những điểm du lịch xuôi theo dòng sông Nile

5.1. Làng Nubia độc đáo 

Khi du khách đi tour du lịch Ai Cập, khám phá dòng sông Nile thơ mộng, trên chuyến hành trình đó du khách sẽ chắc chắn đi qua ngôi làng cổ độc đáo Nubia. Đến với nơi đây, du khách sẽ được thỏa sức sống áo, chụp lấy cho mình những bức ảnh triệu like. 

Ngôi làng nhỏ Nubia được trang trí với tông màu sặc sỡ đẹp mắt

Những ngôi nhà tại làng Nubia được đắp bằng đất và trang trí với những gam màu sắc sặc sỡ, sinh động. Nhà tại đây thường được lợp bằng lá cọ, nhiều nhà còn không làm mái che vì ở đây chẳng mấy khi có mưa. Người dân tại Nubia rất thân thiện, hiếu khách có khi họ còn mời du khách vào nhà uống trà Hibicus và nhấm nháp vài quả chà là khô. Một điều khá độc lạ tại ngôi làng cổ này chính là tại một số nhà dân họ nuôi cá sấu ở trong nhà, vì theo quan niệm người xưa cá sấu là con vật bảo vệ cho ngôi nhà của chủ nhân.

Vào trong ngôi làng nhỏ Nubia du khách như được bước vào thế giới cổ tích

Đây cũng là một nơi để du khách của tour Ai Cập tìm mua những món đồ lưu niệm hay các loại gia vị Ả Rập đa dạng màu sắc. Người dân trong làng sống chủ yếu dựa vào những dịch vụ du lịch như cho thuê nhà nghỉ, cưỡi lạc đà, bán gia vị, bán đồ lưu niệm trong những ngôi nhà nhỏ xinh.

Người dân bán nhiều loại gia vị với nhiều màu sắc độc đáo

Đồ lưu niệm thủ công được bày bán trong ngôi nhà nhỏ xinh

5.2. Đền Abu Simbel linh thiêng

Nằm ngay hòn đảo Agilika ở đoạn sông thuộc Aswan, cách Ai Cập khoảng 12 km về phía Nam, ngôi đền linh thiêng Abu Simbel được xem như đài tưởng niệm cho vua Ramesses II và hoàng hậu Nefertari.

 

Đền Abu Simbel linh thiêng được UNESCO cố gắng cứu vớt sau khi bị dòng nước nhấn chìm

Nhưng thật không may, vào năm 1906 sau khi con đập Aswan đầu tiên được xây dựng nó đã nhấn chìm gần như toàn bộ đền Abu Simbel. Mãi cho đến năm 1970, UNESCO đã cố gắng cứu vớt ngôi đền, suốt 9 năm liền họ đã cố gắng đưa những dấu tích còn lại của ngôi đền lên bờ cao hơn 20m và cố gắng giữ nguyên vẹn nhất di chuyển về đảo Agilika. Cách đó khoảng 300m, ở chỗ nước sâu họ cho rằng vẫn còn cánh cổng của đền Abu Simbel và một cốt đá đánh dấu vị trí của ngôi đền năm xưa. Đến năm 2009, một trụ cột bằng đá đá granite đỏ nặng 9 tấn với niên đại 2000 năm của ngôi đền Abu Simbel được phát hiện gần cửa biển Địa Trung Hải.

5.3. Đền Kom Ombo 

Ngôi đền thờ hai vị thần là thần Sobek (vị thần có đầu cá sấu) và thần Horus (vị thần có đầu chim), nhiều người còn gọi đây là “đền thờ hai thần”. Có vị trí nằm ở phía hữu ngạn của sông Nile, giữa thành phố Edfu và Aswan thuộc miền nam Ai Cập. 

Đền Kom Ombo nơi thờ hai vị thần Sobek và thần Horus hùng vĩ giữa vùng đất sa mạc

Ngôi đề mang lối kiến trúc của Hy Lạp – La Mã cổ đại. Vì được xây dựng vào khoảng năm 180 trước công nguyên, bắt đầu từ triều đại Ptolemaic và hoàn thành vào thế kỷ thứ 3 - triều đại người Hy Lạp cai trị Ai Cập. 

6. Những điều không thể không nhắc tới khi nói về sông Nile

6.1. Cây Papyrus (cói sông Nile)

Để nói về loài thực vật nào nổi tiếng nhất ở sông Nile thì không thể thiếu cây Papyrus. Nhờ có loại cây này mà lịch sử của Ai Cập được ghi chép và lưu giữ cho đến tận ngày nay. Ngoài phần thân cây để làm giấy viết thì phần rễ còn có thể ăn được, nhai sau đó nuốt nước như người Việt Nam chúng ta ăn mía để giải khát vậy. Ngoài ra, cây Papyrus còn được người dân tận dụng làm lưới đánh cá, đan nón, đan giày, bện dây, và còn dùng để làm thuyền,…

Người dân Ai Cập thu hoạch cây Papyrus

6.2. Cá sấu 

Khi du khách đi tour Ai Cập, khám phá dòng sông Nile sẽ được biết đến một loài động vật rất hung dữ sống tại đây, đó chính là cá sấu. Chúng là hiện thân của vị thần cai quản sông Nile - thần Sobek, được sếp vào loại cá sấu lớn nhất thế giới. Bên cạnh độ khát máu và cực kỳ nguy hiểm, thức ăn yêu thích của cá sấu sông Nile là các loại cá sống ở nước ngọt. Nhưng khi cơn đói kéo đến, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì trừ khi con mồi đó quá to mà chúng không thể nuốt nổi thì chúng mới bỏ cuộc, thậm chí cá sấu sông Nile còn ăn cả thịt của đồng loại. Tại Ai Cập ước tính mỗi năm có khoảng hơn 200 người thiệt mạng do bị cá sấu sông Nile tấn công.

 

Loài cá sấu trên sông Nile rất hung dữ và khát máu

7. Những lưu ý nhỏ cho chuyến hành trình du lịch sông Nile

Du khách đi tour du lịch Ai Cập muốn đi khám phá sông Nile với khí hậu mát mẻ dễ chịu thì nên đi vào tháng 11 cho đến tháng 4 là thích hợp nhất, vào khoảng thời gian này trái cây rau củ xanh tươi, thức ăn sẽ vô cùng phong phú. 

Nếu vào các điểm tham quan thì hầu hết sẽ phải mua vé vào cửa, giá vé dành cho du khách nước ngoài của tour Ai Cập sẽ rơi vào khoảng 70 đến 100 EGP.

Ngồi thuyền xuôi theo dòng nước trên sông Nile vào buổi chiều hoàng hôn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời

Du khách lựa chọn chuyến đi tour Ai Cập và du ngoạn sông Nile bằng thuyền và ngủ qua đêm trên đó sẽ được phục vụ đầy đủ 3 bữa ăn kèm theo cà phê bất cứ lúc nào muốn thưởng thức. Thuyền trưởng và các thuyền viên tại đây giao tiếp bằng tiếng Anh rất lưu loát. Ngủ qua đêm trên thuyền sẽ có chăn, nệm, gối và màn sẽ được quây quanh thuyền.

Một điều mà du khách đi tour Ai Cập nên chú ý đó là tại bất cứ một điểm tham quan nào đều có một người đàn ông tầm tuổi trung niên, trên người mặc áo choàng dài Galabeya hay đứng ở cửa của điểm tham quan. Họ sẽ theo du khách vào bên trong để bắt chuyện, hướng dẫn lối đi, nơi chụp hình và sau đó là xin tiền tip. Nếu không muốn bị họ làm phiền, du khách hãy lịch sự từ chối ngay từ đầu bằng câu “La, shukran” (có nghĩa là Không, cảm ơn), tránh bắt chuyện cười nói với họ.

Khi đến làng cổ Nubian nếu du khách muốn mua sắm thì nên trả giá xuống còn một nửa vì đồ tại đây khá rẻ.

Khi đến sông Nile tham quan du khách có tour đi Ai Cập nên mặc những bộ đồ kín đáo, nhất là nữ giới. Ngoài ra  đừng quên mang theo áo khoác gió, áo ấm, khăn quàng, mũ nón, kính râm và đặc biệt đừng quên mang theo kem chống nắng nhé. 

Một chiếc máy ảnh hay điện thoại có nhiều dung lượng bộ nhớ, pin dự phòng là điều mà du khách không thể không mang theo để chụp lại những bức ảnh làm kỷ niệm khi có chuyến tham quan Ai Cập.

Đừng quên ghi lại những khoảnh khắc đẹp trên dòng sông Nile huyền thoại

Trên đây là bài viết về dòng sông Nile mà Kem Holiday muốn chia sẻ đến với du khách, mong rằng qua bài viết này du khách đi tour Ai Cập có thêm thông tin về dòng sông huyền thoại linh thiêng bậc nhất đất nước Ai Cập. Cũng như chuẩn bị thật tốt cho mình hành trang để có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa.

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG