Đất nước Ai Cập sở hữu những kim tự tháp được xây dựng cách đây hàng ngàn năm và còn chứa đựng những bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ngoài ra, tại đây còn có bức tượng nhân sư khổng lồ làm cho bao nhà khoa học phải đau đầu giải mã. Tượng nhân sư Ai Cập là một kỳ quan của thế giới nổi tiếng được xây dựng cách đây rất lâu về trước. Vậy bức tượng này được xây lên có ý nghĩa gì? Ai là người xây dựng lên nó? Hãy cùng Kem Holiday đi tìm hiểu về tượng nhân sư Ai Cập ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Tượng nhân sư Ai Cập
1. Giới thiệu về tượng nhân sư Ai Cập
Tượng nhân sư có vị trí ở khu quần thể kim tự tháp Giza, nằm bên tả ngạn dòng sông Nile tại Giza, Ai Cập. Người ta gọi tượng nhân sư cổ xưa nhất thế giới này là The Great Sphinx. Bức tượng được tạc có hình dáng đầu người và mình sư tử với những cái chân có vuốt trải ra phía trước. Phần thân được khắc khá sơ sài nhưng phần đầu lại được tạc một cách rất công phu, nhân sư có tư thế phủ phục đang nằm canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre. Đôi mắt của tượng nhân sư nhìn chằm chằm ra phía trước sa mạc chứa đầy sự bí hiểm không ai giải thích nổi.
Đôi mắt của tượng nhân sư Ai Cập chứa đầy sự bí hiểm chưa một ai giải thích được
Trong tiếng Hy Lạp “Nhân sư” được dịch ra là “Người bóp cổ”, vì vậy mà người tại đây quan niệm rằng nhân sư là đại diện cho thế lực độc ác, nguy hiểm mà ai cũng khiếp sợ. Tuy nhiên, trái với quan niệm của người Hy Lạp, hình tượng nhân sư trong mắt người Ai Cập đại diện cho trí tuệ, sức mạnh phi thường và được đặt tại lối đi vào của các đền đền thờ, kim tự tháp như người gác cổng. Và có hình dáng đầu của một người đàn ông.
Tượng nhân sư Ai Cập được công nhận là bức tượng nguyên khối lớn nhất trên thế giới với chiều dài là 73,5 mét, chiều cao lên đến 20,22 mét, bề ngang 5 mét, mũi 1,7 mét. Bức tượng nhân sư này thuộc một phần thành cổ Memphis, nơi đây xưa kia được coi là vị trí quyền lực của các Pharaoh, cách đó một khoảng không xa là nơi xây dựng ba kim tự tháp lớn là Khufu (Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaura (Mycerinus).
Tượng nhân sư Ai Cập được công nhận là bức tượng nhân sư nguyên khối lớn nhất trên thế giới
>>>Tham khảo tour du lịch Châu Phi tại : Tour Châu Phi
2. Truyền thuyết về bức tượng nhân sư
Tương truyền rằng, xưa kia ở ngoại thành Thebes, Ai Cập có một con quái vật tên là Sphinx được sinh ra trong tình yêu của người khổng lồ Typhon và yêu quái rắn Echidna. Khi chào đời có hình dạng rất khác thường, đầu người thân sư tử và có thêm đôi cánh trên lưng. Con quái vật này theo học nữ thần trí tuệ Mu-si nên rất thông minh, có bản lĩnh nhưng tính cách lại hung tàn và có sở thích ghê rợn là ăn thịt người. Sphinx không muốn người bị mình ăn thịt coi thường và khinh bỉ nên nó đã nghĩ ra cách để họ phải tâm phục khẩu phục. Bằng cách chờ ở trước cửa rừng cạnh núi, nếu có người đi qua nó sẽ bắt ép phải trả lời được câu đố mà nó đưa ra, nếu không thì nhận về một kết cục rất bi thảm, Sphinx sẽ xé xác và ăn thịt người đó ngay lập tức.
Bức tranh vẽ Sphinx với đầu người và thân sư tử có thêm đôi cánh ở trên lưng
Vào một ngày nọ, con trai của quốc vương Ai Cập cũng bị quái vật Sphinx bắt giải câu đó. Vì ông đã không giải được cho nên đã trở thành món ăn ngon miệng của Sphinx. Vua cha khi nghe tin con trai mình bị ăn thịt đã rất đau lòng và xót thương con vô bờ bến. Ngay sau đó, quốc vương đã ra lệnh khắp cả nước và thông báo đến các nước láng giềng rằng: Người nào có thể hàng phục được quái vật Sphinx, khiến nó không hại thêm một người nào nữa thì sẽ được nhà vua trao cho ngôi vị quốc vương và người hoàng hậu xinh đẹp của ông.
Tin báo nhanh chóng được truyền đi khắp nơi và đến tai của một người thanh niên Hy Lạp tên Oedipus . Ngay sau khi nghe được tin báo đó, người thanh niên Oedipus mưu trí, dũng mãnh đã lên đường vượt qua biển sang bóc tờ cáo thị của nhà vua và quyết tâm đi tìm Sphinx để tiêu diệt.
Qủa nhiên khi đến gặp Sphinx, Oedipus đã bị nó bắt giải một câu đố: “ Nhà ngươi hãy đoán xem, con gì buổi sáng thì đi bằng 4 chân, trưa đi bằng 2 chân còn về tối sẽ đi bằng 3 chân. Trong tất cả muôn loài, chỉ có con đó mới đi đường trong các khoảng thời gian khác nhau sẽ dùng các bước chân khác nhau để đi. Khi con đó đi nhiều cũng là lúc tốc độ và sức lực nhỏ nhất?”
Bức tranh miêu tả cuộc đối thoại giữa Oedipus và quái vật Sphinx
Quái vật Sphinx sau khi nói xong câu hỏi thì thản nhiên nở một nụ cười bí hiểm và có lẽ đang chờ một miếng mồi ngon tự dưng đến miệng. Nhưng nào ngờ Oedipus chẳng cần suy nghĩ gì nhiều mà lập tức trả lời: “ Chính là con người! Lúc còn bé, chính là buổi sáng của sinh mệnh, trẻ con khi mới tập đi sẽ dùng cả tay lẫn chân để bò, đó chẳng phải là đi bằng 4 chân sao. Lúc trẻ con tập đi tuy đi bằng 4 chân nhưng tốc độ và sức lực lại nhỏ nhất. Sau đó con người dần lớn lên, vào lúc tráng niên cũng chính là buổi trưa của sinh mệnh và đi lại bằng 2 chân. Cho tới khi về già, cơ thể bắt đầu yếu dần, đi lại sẽ phải dùng đến gậy, đó chẳng phải là đi lại bằng 3 chân sao.”
Sphinx khi đó không ngờ Oedipus lại có trí thông minh hơn nó và nó tự cảm thấy hết sức tức giận và xấu hổ vô cùng không biết trốn vào đâu, nên đã lao từ trên cao đâm đầu xuống đất mà chết.
Tại vương quốc, vua đã nghe được tin Oedipus hạ được quái vật đã rất vui mừng và thực hiện đúng lời hứa mà mình đã đưa ra. Ông liền trao ngôi vua và người vợ xinh đẹp cho Oedipus để tỏ lòng cảm ơn. Trước khi nhường ngôi nhà vua còn ra lệnh cho người tạc một bức tượng quái vật Sphinx ở nơi nó thường xuất hiện (chính ở vị trí phô tượng nhân sư hiện nay). Tượng Sphinx được tạc to bằng cả một mảng núi để cho mọi người nhớ đến đã từng có một con quái vật hung dữ xuất hiện tại đây.
Tượng nhân sư từng bị chôn vùi trong cát
Ngoài ra, người ta còn truyền rằng có một câu đố khác là:“ Có hai người chị em, người này sinh ra người kia và ngược lại người kia lại sinh ra người này”. Câu trả lời cho câu hỏi này chính là ban ngày và ban đêm. Bởi vì trong tiếng Hy Lạp cả hai đều mang giống cái.
3. Ý nghĩa của tượng nhân sư Ai Cập
Trong thời Ai Cập cổ đại, sư tử được coi là một biểu tượng của mặt trời do đó người ta cho rằng bức tượng nhân sư này được dựng lên để thờ thần mặt trời vào hơn 2.500 năm trước công nguyên. Họ gọi tượng nhân sư là “Hor-Em-Akhet” mang nghĩa là Horus của Đường chân trời. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi về ý nghĩa vào 1000 năm sau, bức tượng nhân sự lại được mọi người dùng để thờ một vị thần mặt trời khác tên là Harmachis và pharaoh Amenhotep II đã xây dựng am thờ nằm giữa chân của tượng nhân sư. Ngoài ra, tượng nhân sư đưuọc xây dựng nhằm mục đích để xua đuổi tất cả tội lỗi, ác báo tại khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Tượng nhân sự được dựng lên để thờ thần mặt trời và xua đuổi cái ác xung quanh khu vực nghĩa địa kim tự tháp
4. Tượng nhân sư liên quan đến chiêm tinh học
Buvale và Khencoc đã đưa ra cùng nhận định rằng hướng quay mặt của tượng nhân sư Ai Cập có liên quan tới hướng của mặt trời mọc. Và tượng được xây dựng theo dấu tích của tiết Xuân phân (21/3), chính là một trong hai điểm thuộc quỹ đạo của trái đất, nơi có độ dài ngày và đêm bằng nhau.
Thêm nữa, các quần thể kim tự tháp Giza có vị trí trùng khớp với các vì sao trong chùm sao Orion trong vòng 10500 năm trước Công nguyên. Buvale và Khencoc đã thử nghiệm đặt mô phỏng bầu trời sao trên máy tính của mình tại thời điểm trên, thật bất ngờ, trong ngày tiết Xuân phân, mặt trời mọc chưa được bao lâu thì tượng nhân sư có hướng nhìn thẳng lên chùm sao Sư Tử.
Tượng nhân sư có hướng nhìn thẳng lên chùm sao Sư Tử
5. Tượng nhân sư Ai Cập được xây dựng vào thời gian nào?
Theo nhiều suy luận đưa ra rằng, bức tượng nhân sư được tạc bằng một tảng đá nguyên khối dựng vào năm 2.500 TCN tức là vào thời Khafre (pharaoh thuộc Triều đại thứ Tư của Ai Cập cổ đại, sống vào khoảng năm 2603-2578 TCN). Ông được coi là người đã cho xây dựng kim tự tháp thứ hai trong quần thể kim tự tháp ở Giza.
Gỉa thuyết được nhiều người đưa ra rằng, vào thời ông trị vì, có một lần đi kiểm tra xem kim tự tháp của mình được xây dựng đến đâu thì nhìn thấy một tảng đá khá to bên ngoài, ông bèn ra lệnh cho người thợ tạc một pho tượng thân sư tử và mặt người có tướng mạo giống như mặt ông để kỷ niệm kim tự tháp của ông đã được xây dựng hoàn thành.
Có một giả thuyết khác đưa ra là, khi mà Khafre đi kiểm tra tiến đọ thi công của kim tự tháp, ông thấy quyền uy của mình chưa được lớn cho lắm và tỏ ý không bằng lòng. Một người thợ thấy vậy bèn đưa ra một đề nghị với Khafre là dùng một khối đá lớn ở tại đó để tạc một bức tượng thân sư tử còn gương mặt thể hiện sự sự uy nghiêm và trí tuệ hơn người của Khafre.
Khafre là vị vua thuộc Triều đại thứ Tư của Ai Cập cổ đại
Để khẳng định giả thuyết mà mình đưa ra là đúng, các nhà khoa học đã dựa vào những đường nét giống nhau giữa khuôn mặt của tượng nhân sư và khuôn mặt của nhà vua Khafre.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không đồng ý với giả thuyết này, tiêu biểu là Dobrev, ông cho rằng bức tượng nhân sư Ai Cập đã xuất hiện cách đây hơn 4.500 năm và được xây dựng theo lệnh của vua Djedefre, người anh em cùng cha khác mẹ với Khafre. Và vua Djedefre là con của Khufu - vị vua đã xây một tòa kim tự tháp lớn nhất trong quần thể kim tự tháp Giza.
Ông Dobrev cho rằng, sau khi vua cha Khufu qua đời, người dân Ai Cập cổ đại đã rất đau buồn. Cho nên người kế vị vua Khufu là vua Djedefre đã hạ lệnh cho xây dựng tượng nhân sư khổng lồ có gương mặt giống với cha mình, đồng hóa vua cha với thần mặt trời Ra, để thần dân luôn kính trọng triều đại vua
Còn nhận định nữa đã chỉ ra rằng bức tượng nhân sư đã có từ 5000-9000 TCN, dựa vào những dấu vết của sự xói mòn do nước được tìm thấy trên cả bức tượng và các dẫy đá xung quanh. Nhận định này đến từ Tiến sĩ Robert M. Schoch, nhà địa chất trường Đại học Tổng hợp Boston, ông là người đầu tiên nghiên cứu về giả thuyết cấu trúc trên cao nguyên Giza, Ai Cập có niên đại xa hơn mọi người vẫn thường nghĩ. Ông đã có một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về bức tượng nhân sư kỳ bí này và đưa ra nhận định sau chuyến đi lần thứ 2 đến Ai Cập năm 1992.
Dựa vào những dấu vết của sự xói mòn do nước cho rằng tượng nhân sư đã có từ 5000-9000 TCN
6. Những bí ẩn chưa có lời giải đáp
Rất nhiều suy luận được đưa ra về sự kỳ bí của bức tượng nhân sư Ai Cập, điều đó đã thu hút sự chú ý của đông đảo của giới khoa học, các nhà chiêm tinh, nhà khảo cổ học,…Có người còn cho rằng bức tượng được tạo ra từ một sức mạnh siêu nhiên và có một con đường dẫn đến thành phố Atlantis huyền thoại xưa kia. Lời đồn đoán này có từ khoảng đầu thế kỷ 20, khi nhà cảm người Mỹ, Edgar Allan Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy một căn phòng nằm bên trong tượng nhân sư, nơi đó chứa đựng những bí mật về địa điểm của thành phố Atlantis và cũng chỉ ra thời điểm căn phòng được tìm thấy là vào năm 1998.
Không chỉ có vậy, lời đồn đoán về những điều dị thường xung quanh bức tượng và các lối đi bí mật để vào bên trong còn được đưa ra trong các cuôc điều tra của các trường đại học như: Đại học bang Florida, trường đại học Waseda Nhật Bản và trường đại học Boston.
Khai quật bức tượng nhân sư bị chôn cùi trong cát lần đầu tiên
Khoảng năm 1991 đến năm 1993, nhóm nghiên cứu của Anthony West đang kiểm tra tình trạng xói mòn của bức tượng nhân sư tại Ai Cập bằng cách sử dụng địa chấn. Họ đã phát hiện ra các lỗ rỗng có hình dạng như những căn phòng chỉ vài mét nằm sâu dưới mặt đất ngay có vị trí gần với phần móng của tượng nhân sư. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu hơn của nhóm đã không được phép thực hiện.
Vào năm 1995, khi đang cải tạo lại một bãi đỗ xe ở gần tượng nhân sư đã phát hiện ta hàng loạt các lối đi và đường hầm, hai trong số các lối đi đó nối xuống lòng đất dẫn tới gần tượng nhân sư.
Phía sau mang thân hình sư tử của bức tượng
Trên đây là chia sẻ của Kem Holiday về tượng nhân sư Ai Cập, mong rằng qua bài viết này du khách có thêm thông tin về bức tượng bí ẩn này.