Ngôi đền có kiến trúc độc đáo bậc nhất Ai Cập -  Đền Abu Simbel
logo

Vùng đất Ai Cập luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật về văn hóa, lịch sử và kiến trúc của các ngôi đền cổ còn sốt lại đến ngày nay. Nằm trong số đó phải kể đến quần thể đền Abu Simbel đã có từ những năm của thế kỷ 13, bên bờ sông Nile huyền thoại. Nếu du khách có dịp ghé qua đất nước Ai Cập cũng như trải nghiệm ngồi du thuyền khám phá sông Nile, thì điểm đến tiếp theo của du khách chắc chắn sẽ là đền Abu Simbel. Hành trình khám phá ngôi đền cổ này chắc chắn sẽ để lại dấu ấn khó mà phai mờ trong chuyến du lịch đến vùng đất sa mạc Ai Cập này.

Hãy cùng Kem Holiday đi khám phá về đền Abu Simbel trước khi du khách khởi hành nhé!

Đền Abu Simbel là nơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé thăm khi đến Ai Cập

1. Giới thiệu về ngôi đền Abu Simbel hàng ngàn năm tuổi

Abu Simbel là một quần thể gồm hai ngôi đền lớn được tạc hoàn toàn bằng đá. Nằm cách thành phố Aswan 290km, đây còn là một khu vực khảo cổ lớn và được ví như bảo tàng kiến trúc ngoài trời. Đền Abu Simbel còn được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất, hoành tráng nhất trong các ngôi đền tại Ai Cập. Với bề dày lịch sử, Abu Simbel là minh chứng rõ nét nhất cho một nền văn minh rực rỡ đã từng tồn tại dọc bên bờ sông Nile linh thiêng từ hàng ngàn năm về trước.

Vào giữa năm 1960, quần thể đền Abu Simbel đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng chính là điểm đến thu hút hàng ngàn du khách đi tour du lịch Ai Cập vào mỗi năm.

Quang cảnh bên ngoài của ngôi đền ngàn năm tuổi Abu Simbel

Du khách nước ngoài khi đặt chân đến ngôi đền Abu Simbel sẽ có cảnh sát theo sau hộ tống. Không chỉ trong giai đoạn Ai Cập gặp nhiều bất ổn mà ngay cả những lúc bình thường họ cũng áp dụng cách này. Bởi vì đền Abu Simbel tọa lạc ở một nơi hẻo lánh, lại nằm gần với khu vực biên giới. Chính vì điều này mà Ai Cập luôn cử một đội ngũ cảnh sát đến để bảo đảm an toàn cho du khách trong hành trình tham quan Abu Simbel.

2. Lịch sử xây dựng ngôi đền Abu Simbel 

Được khởi công xây dựng vào những năm của thế kỷ thứ 13 bởi nhà vua Ramesses II, quá trình để hoàn thiện công trình này mất 20 năm xây dựng liên tiếp, và sử dụng hoàn toàn bằng đá sa thạch nguyên khối từ dạng thô sau đó mới hoàn thiện. Tính đến hiện nay, ngôi đền Abu Simbel đã có tuổi đời trên 3.300 năm, được ghi vào danh sách các ngôi đền từ thời cổ đại còn tồn tại. Sau khi ngôi đền Abu Simbel được hoàn thiện nó còn được xem như đài tưởng niệm của vua Ramesses II và hoàng hậu của ông - Nefertari.

Phía trong có những bức tượng khổng lồ đứng trang nghiêm ở hai bên

Abu Simbel được gọi là quần thể các ngôi đền, gồm có 2 ngôi đền chính là đền lớn và đền nhỏ. Ngôi đền lớn còn được gọi với tên khác là đền Ramesses II, nơi đây thờ 3 vị thần đó là: thần Mặt trời – Ra, thần Tái sinh – Ptah, thần Bảo hộ Amun, ngoài ra còn là nơi thờ vua Ramesses II. Ngôi đền nhỏ là nơi thờ vợ của vua Ramesses II là hoàng hậu Nefertari, người vợ đầu tiên và cũng là người mà nhà vua yêu quý nhất. 

Trong tài liệu người xưa để lại nói rằng vua Ramesses II là vị vua hùng mạnh nhất trong tất cả các vị vua trong thời kỳ Ai Cập cổ đại. Ông trị vì đất nước từ năm 1279 đến năm 1213 trước công nguyên. Cũng như các vị vua khác, Pharaoh Ramesses II đã cho xây dựng các công trình dọc theo dòng sông Nile để ghi lại những chiến công mà mình đạt được, và cuối cùng ông chính là người cho xây dựng nhiều công trình lăng tẩm, điêu khắc tượng nhất trong thời gian đương nhiệm. Nổi bật nhất trong số đó chính là ngôi đền Abu Simbel hùng vĩ bên bờ sông Nile. Abu Simbel không chỉ là một công trình với lối kiến trúc độc đáo mà còn là một kỳ quan vĩ đại về thiên văn học.

Tượng điêu khắc vua Ramesses II

Còn về hoàng hậu Nefertari, bà được miêu tả là một người phụ nữ đội khăn trên đầu, đeo hoa tai hình rắn hổ mang. Điều này nhằm đồng hóa bà với hai vị nữ thần chính là: nữ thần diều hâu ở vùng Thượng Ai Cập – Nekhbet và nữ thần rắn hổ mang ở vùng Hạ Ai Cập – Wadjit. 

 

Bức tranh vẽ hoàng hậu Nefertari

Hoàng hậu Nefertari là người vợ chính mà vua yêu thương nhất và là người nắm trong tay tương lai của vương quốc Ai Cập thời đó. Cho dù có địa vị cao quý, quyền lực cũng rất lớn nhưng bà vẫn không thể thoát kiếp chồng chung. Vua Ramesses II đã lấy rất nhiều vợ, các cô công chúa xinh đẹp ở xứ khác hay kể cả em gái của ông ông cũng lấy làm vợ, vì ngày đó hôn nhân cận huyết được cho phép và thường xuất hiện trong hoàng gia Ai Cập.

3. Cấu trúc của quần thể đền Abu Simbel

3.1. Đền lớn

Ngôi đền lớn nằm trong quần thể đền Abu Simbel có chiều cao 30 m, chiều dài 36 m. Điểm thu hút nhất là ở mặt chính của ngôi đền, tại đó được đặt 4 pho tượng khổng lồ với chiều cao 22 m. Những pho tượng này được tạc nguyên bản của Pharaoh Ramesses II ở trong tư thế ngồi với ánh mắt cương nghị nhìn ra phía trước. Phía trên đầu của mỗi pho tượng được tạc một chiếc vương miện Atef với thiết kế khác nhau tượng trưng cho Pharaoh ở vùng Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập ở thời đó.

Nhưng thật không may là một pho tượng đã bị rơi mất phần đầu xuống dưới chân của ngôi đền, trong một trận động đất. Ngày nay, du khách đi tour Ai Cập, đến thăm đền Abu Simbel sẽ thấy pho tượng thứ 2 ở phía bên trái không được hoàn chỉnh như 3 pho tượng còn lại.

Phía bên ngoài ngôi đền lớn Abu Simbel được đặt 4 pho tượng khổng lồ với tư thế đang ngồi

Nằm bên dưới những pho tượng khổng lồ là những pho tượng nhỏ hơn với hình dáng mô tả kẻ thù bị nhà vua Ramesses II đánh bại, phải kể đến như người Nubia, Libya và Hittite. Ngoài ra, các pho tượng khác còn đại diện cho các thành viên trong hoàng gia, các vị thần bảo vệ và biểu tượng của sự quyền lực.

Đi qua những pho tượng, qua lối vào trung tâm để vào phía bên trong đền Abu Simbel. Du khách trong tour Ai Cập sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những bức chạm khắc điêu luyện, tinh xảo và tỉ mỉ đến khó tin đã thể hiện được phần nào lòng tôn kính của nhà vua Ramesses II với các vị thần, sự tâm huyết của ông đến ngôi đền thế kỷ này.

Những bức khắc họa bằng hình ảnh luôn đánh đố các nhà khoa học

Chuyện kể rằng, trong thời gian xây dựng ngôi đền lớn, vua Ramesses II đã yêu cầu thiết kế làm sao mà để vào mỗi năm 2 ngày là ngày kỷ niệm ông lên ngôi vua (ngày 22 tháng 2) và ngày sinh nhật của ông (22 tháng 10) mặt trời sẽ chiếu thẳng vào bức tượng của nhà vua và các vị thần, đồng thời cũng chiếu sáng vào mọi hốc đá sâu nhất trong ngôi đền. 

Và quả thật là một điều phi thường, các kiến trúc sư thời đó đã đáp ứng được yêu cầu khó khăn này của nhà vua. Trong 2 ngày đó, ánh mặt trời đã chiếu thẳng vào tượng của thần Amun-Re trước rồi dần dần lan sang các bức tượng kế bên. Nhưng một điều đặc biệt, ánh mặt trời không bao giờ chiếu đến vị trí của thần Ptah vì ông là thần bóng tối.

Mặt trời sẽ chiếu thẳng vào bức tượng của nhà vua và các vị thần vào 2 ngày trọng đại trong năm

Suốt hơn 3.300 năm nay, ánh mặt trời vẫn luôn chiếu sáng vào đúng 2 ngày trọng đại của nhà vua Ramesses II và cũng như vậy, tượng của thần Ptah vẫn chìm trong bóng tối suốt từng ấy năm. Phải công nhận rằng, các nhà kiến trúc sư thời đó rất giỏi tính toán về thiên văn học, tính chính xác đến nỗi không lệch đi một chút nào.

3.2. Đền nhỏ

Nằm cách ngôi đền lớn 120m về phía Đông Bắc, đền nhỏ Abu Simbel là nơi thờ nữ thần Hathor và hoàng hậu của vua Ramesses II – Nefertari. Tuy là một ngôi đền nhỏ nhưng đây là nơi mà nhiều du khách ghé thăm nhất bởi sự độc đáo trong kiến trúc. 

Ngôi đền nằm sát biên giới của Ai Cập, một địa điểm không mấy thuận lợi cho nhiều người đến nhưng người xưa đã chọn. Bời vì nơi đây có những viên đá không có vết nứt, là một loại sa thạch tốt để xây dựng một ngôi đền nằm trong hang đá hướng về phía mặt trời mọc. 

Phía ngoài của ngôi đền nhỏ Abu Simbel

Mặt chính bằng của ngôi đền nhỏ Abu Simbel được trang trí bằng những pho tượng đá khổng lồ. Vào bên trong du khách chọn đi tour du lịch Ai Cập sẽ bị cuốn hút bởi những bức tranh, trụ cột chống đỡ và các pho tượng được điêu khắc, trạm trổ tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ rất sống động.

4. Ngôi đền Abu Simbel bị lãng quên trong quá khứ

4.1. Đền Abu Simbel bị chôn vùi trong cát

Cho dù là một ngôi đền linh thiêng và khổng lồ nằm bên bờ sông Nile nhưng đền Abu Simbel đã từng bị lãng quên và rồi cát sa mạc đã bao phủ lên toàn bộ di tích. Cho đến năm 1813, hai nhà khảo cổ học đến từ Châu Âu đã mạo hiểm lên đường đến tìm Abu Simbel, đánh thức nó sau hơn 3000 năm ngủ yên dưới cát sa mạc.

Thật may mắn khi phải nằm yên dưới khí hậu khắc nghiệt tại sa mạc mà Abu Simbel vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ bão cát sa mạc đã “ôm ấp” Abu Simbel như một người mẹ ôm đứa con của mình vào lòng, bảo vệ, chở che khỏi những mối nguy hại bên ngoài. 

Abu Simbel đã từng bị chôn vùi trong cát sa mạc

Đến năm 1817, sau những năm tháng miệt mài khai quật, rũ bỏ từng lớp cát dày đặc, diện mạo của ngôi đền Abu Simbel mới chính thức lộ diện. 

4.2. Đền Abu Simbel bị nước nhấn chìm và kỳ tích đã đến

Đền Abu Simbel vẫn chưa được bình yên sau những tháng ngày bị vùi trong cát. Trong các năm 1902 và 1960, chính phủ Ai Cập đã lên kế hoạch xây dựng 2 con đập lớn là đập Aswan và đập High để ngăn lũ và cung cấp điện cho toàn vùng. Dưới chân 2 con đập lớn là hồ Nasser, một hồ chứa nước có diện tích khổng lồ nhất trên thế giới, với diện tích 5.250km2.

Abu Simbel suýt bị nhấn chìm trong nước

Tuy mang nhiều lợi ích cho người dân Ai Cập nhưng lại đe dọa nghiêm trọng với các công trình cổ. Bởi mực nước của sông Nile ngày một dâng cao, các nhà lãnh đạo đã phải nghĩ cách di dời ngôi đền Abu Simbel đến một nơi khác. Tuy nhiên việc này khá tốn kém và khó khăn. Nhưng Ai Cập đã được sự trợ giúp của UNESCO để cứu lấy ngôi đền hàng ngàn năm tuổi cho hậu thế về sau chiêm ngưỡng.

Ngày 1 tháng 4 năm 1964, cuộc giải cứu di sản ngàn năm với sự tham gia của các nhà khảo cổ, các kỹ sư và các nhà vận hành máy hạng nặng đến từ nhiều quốc gia. Công cuộc này bắt đầu với việc xây dựng lên một con đập ngăn không cho dòng nước dâng cao. Toàn bộ ngôi đền được cắt ra thành 1.035 khối, mỗi khối nặng từ 20 đến 30 tấn, 4 pho tượng ngồi và 6 pho tượng đứng cũng được cắt ra thành từng phần. Sau đó được di chuyển và tái tạo chính xác trên đỉnh núi đá cao hơn 200 feet so với địa điểm ban đầu. 

Các chuyên viên đã phải cắt ngôi đền và các pho tượng ra từng mảnh để di chuyển đến nơi khác

Ngày 22 tháng 9 năm 1968 việc di dời ngôi đền Abu Simbel đã được hoàn thành. Với 800 công nhân và 100 kỹ thuật viên đến từ 50 quốc gia trên thế giới cùng góp sức, làm việc xuyên suốt trong 4 năm liền dưới thời tiết khắc nghiệt của sa mạc. Chi phí tổng thể sau khi hoàn thành việc di dời ngôi đền lên đến 36 triệu USD.

Trên đây là những chia sẻ từ Kem Holiday về ngôi đền Abu Simbel ngàn năm tuổi ở Ai Cập. Mong rằng qua bài viết này du khách đi tour Ai Cập có thêm thông tin về ngôi đền và có một chuyến đi thật nhiều ý nghĩa và vui vẻ. 

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG