Di Hòa Viên - Điểm đến thu hút nhiều khách du lịch ở Bắc Kinh, Trung Quốc
logo

Nếu nhắc đến các công trình ở Trung Quốc không thể nào bỏ qua cung điện Di Hòa Viên. Hãy cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp của Di Hòa Viên, cũng như kinh nghiệm du lịch nơi đây trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đôi nét về Di Hòa Viên

Hình 1: Di Hòa Viên là công trình rộng lớn

Di Hoa Viên có bao nhiêu mét vuông, lịch sử hình thành như nào, hãy cùng khám phá nhé.

1.1 Lịch sử hình thành của Di Hòa Viên

Theo như sử sách Trung Hoa thì Di Hòa Viên được xây dựng từ những năm 1115-1234, cùng với nhà Kim với các công trình rộng lớn. Cho đến thời nhà Tống thì nó đã được đổi tên thành Kim Sơn. Rồi đến năm 1750 thì được vua Càn Long ra quyết định tu sửa lại và lại đổi tiền hành Thanh Y Viên, đây cũng là nơi để tổ chức các yến tiệc lớn.

Vào năm 1860, khi Trung Quốc bước vào cuộc chiến tranh Nha Phiến thì Thanh Y Viên đã bị phá hủy nặng nề. Cho đến năm 1888, Từ Hy Thái hậu mới sử dụng ngân quỹ điện hỏa hải quân để thực hiện trùng tu lại.

Trải qua hơn 10 sửa chữa gian truân, Thanh Y Viên mới sở hữu được vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy. Cũng chính thời điểm đó nó được đổi tên thành Di Hòa Viên, ý nghĩa là tên là khu vườn nuôi dưỡng tâm hồn.

1.2. Ý nghĩa của công trình Di Hòa Viên

Chúng ta không chỉ thấy một công trình kiến trúc cổ điển từ Di Hòa Viên mà nó còn mang nhiều ý nghĩa to lớn. Như toát lên được nét đẹp tín ngưỡng, cùng với văn hóa cổ trang của Trung Quốc.

Một điều thú vị trong lối kiến trúc của Di Hòa Viên chính là mang ý nghĩa Phúc - Lộc - Thọ. Ngụ ý chính là Từ Hy Thái hậu được ẩn mình trong những công trình xây dựng nơi đây mà hiếm ai nhận ra được.

Theo nhiều tài liệu cổ ghi lại, ý nghĩa phong thủy của Di Hòa Viên này được khám phá thông qua một bức ảnh vệ tinh. Nó được chụp với độ phân giải cực cao và kỹ thuật chụp bằng tia hồng ngoại. Theo đúng mong muốn của Tư Hy Thái hậu là hình tượng quả đào tượng trưng cho Lộc, còn con dơi sẽ tượng trưng cho phúc, chữ Thọ được thể hiện qua hình tượng con rùa.

Bên cạnh ý nghĩa phong thủy thì công trình Di Hòa Viên còn mang đậm dấu ấn riêng của quốc gia. Chúng ta có thể nhận thấy Di Hòa Viên nổi tỏa sáng như hòn ngọc giữa đất trời, được bảo vệ bởi Vạn Thọ Sơn. 

Trong dân gian thì vua tượng trưng sự vững chãi, khó xoay dời của núi. Còn dân chính là tượng trưng cho dòng nước cuồn cuộn, mạnh mẽ và đồng lòng. Sự kết hợp này có ở Di Hòa Viên, tạo nên sức mạnh trường tồn, như muốn nói ý nghĩa phồn vinh của dân tộc.

1.3. Diện tích và vị trí của Di Hòa Viên

Di Hòa Viên hay còn được gọi với cái tên khác là Cung điện mùa hè. Công trình này cách thành phố Bắc Kinh khoảng 15km về hướng Tây Bắc, tọa lạc cụ thể ở Hải Điền, Thành phố Bắc Kinh, của Trung Quốc.

Vào năm 1998, Di Hòa Viên đã được UNESCO công nhận là Di tích lịch sử thế giới. Với người dân Trung Quốc thì Di Hòa Viên mang nét đẹp kiến trúc và ý nghĩa đáng tự hào.

>>>Tham khảo tour du lịch Trung Quốc tại : Tour Trung Quốc

2. Những điểm nổi bật ở Di Hòa Viên

Đến tham quan Di Hòa Viên, chắc chắn sự nguy nha của kiến trúc sẽ làm cho khách du lịch mê mẩn. Với các khu được thiết kế tỉ mỉ, như là Hồ Côn Minh, Khu Đông Cung Môn, Hương Phật Các, Lạc Thọ Đường,...

2.1. Khu Đông Cung Môn

Hình : Khu Đông Cung Môn

Khu Đông Cung Môn tạo lạc ở phía Đông của Di Hòa Viên. Nơi đây thường được tổ chức những bữa tiệc linh đình của hoàng đế nhà Thanh cũng các quan văn bá tước. Kiến trúc khu vực này được thiết kế có hoa viên, sân khấu lớn cùng cung điện,... Lối kiến trúc tinh xảo khiến bất kỳ khách du lịch nào cũng ngỡ lạc về thời kỳ xưa.

Nổi bật nhất trong khu Đông Cung Môn phải kể đến công trình Điện Nhân Thọ. Diện này rộng 7 gian, chính là nơi để Từ Hy Thái hậu và vua Quang Tự gặp mặt, giải quyết chuyện triều chính với các đại thần.

2.2. Hồ Côn Minh

 

Hình : Hồ Côn Minh

Khi nhắc đến quần thể kiến trúc Di Hòa Viên, chắc chắn chúng ta không thể nào bỏ qua Hồ Côn Minh. Diện tích của nó khoảng 220ha, chiếm tới ¾ diện tích của Di Hòa Viên. Tạo hình của Hồ Côn Minh như trái đào, phần cuống chính là khúc sông dẫn nước hồ qua cửa Tây Môn.

Mặt nước Hồ Côn Minh xanh ngát, thời tiết êm dịu, mát nhẹ. Du khách tham quan Hồ Côn Minh như được rảo bước trong bức tranh sơn thủy hữu tình. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm dạo quanh hồ bằng thuyền, đừng quên chụp những bức ảnh làm kỷ niệm nhé.

2.3. Lạc Thọ Đường

Hình : Lạc Thọ Đường

Lạc Thọ Đường là khu nhà chính thuộc vào khu lưu trú của Di Hòa Viên. Ở phía trước của Lạc Thọ Đường có lưu lại một biển tên ba chữ vàng được đích thân hoàng đế Quang Tự chắp bút.

Phía trước khu Lạc Thọ Đường này cũng có lưu trữ nhiều hiện vật mang ý nghĩa lịch sử như là ngự án, bình phong, ngai vàng, quạt,... Đây là các đồ dùng để hoàng đế dùng để thiết triều và bàn chuyện chính sự.

Ngoài ra, ở khu Lạc Thọ Đường này còn được trang trí với nhiều điểm nhấn như là tượng con hạc, con hươu, bình hoa lớn được đặt ở cửa chính của điện. Theo phong thủy Trung Quốc, các hiện vật này mang ý nghĩa là cầu mong sự bình an, thái bình cho thiên hạ. Bên ngoài Lạc Thọ Đường có một vườn hoa quanh năm đua sắc, như hoa mẫu đơn, hải đường, ngọc lan,...

2.4. Hương Phật Các

Hình : Hương Phật Các

Hương Phật Các nằm trên khu đất cao ráo, ở trên lưng núi Vạn Thọ. Công trình này có lối kiến trúc cổ điển, với các tòa tháp Trung Hoa thời xưa. Đây cũng chính là nơi mà Từ Hy Thái hậu thường đến để tĩnh tâm và niệm Phật. Trong thời xa xưa, đã có lần Hương Phật Các bị đốt cháy, nhưng đã được trùng tu lại và có diện mạo như bây giờ.

2.5. Cầu Thập Thất Khổng

Hình : Cầu Thập Thất Khổng

Cầu Thập Thất Khổng chính là một cây cầu cổ được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Nó có 17 nhịp kết nối bờ với một hòn đảo nhỏ nằm ở giữa hồ Côn Minh. Thập Thất Khổng cũng là cây cầu dài nhất ở trong Di Hòa Viên, dài 150m và rộng 8m. Trên cây cầu này còn được điêu khắc hơn 500 tác phẩm nghệ thuật, với những hình dáng sư tử đá vô cùng tỉ mỉ, sống động.

2.6. Tượng trâu đồng

Hình : Tượng trâu đồng

Tượng trâu đồng được đúc từ năm 1955, nó được đặt ở tại phía Đông Bắc cầu Thập Nhất Khổng. Tên gọi khác của nó là Kim Ngưu, mang ý nghĩa là ngăn thiên tai, lũ lụt cho người dân. Du khách còn có thể chiêm ngưỡng một bài thơ được khắc họa trên tượng do vua Càn Long sáng tác.

3. Kinh nghiệm du lịch Di Hòa Viên

Hình : Khung cảnh nên thơ của Di Hòa Viên

Nếu bạn đang có ý định đến tham quan Di Hòa Viên, hãy tham khảo các kinh nghiệm sau nhé.

3.1. Giá vé tham quan Di Hòa Viên

  • Giá vé để vào cổng Di Hòa Viên trong mùa cao điểm là 30 tệ, còn mùa thấp điểm là 20 tệ.
  • Vé đầy đủ sẽ gồm vào cổng, tham quan các khu vực Phật Hương Các, phố Tô Châu, Văn Xương Viện Đức Hòa Viên. Mùa cao điểm là 60 tệ, còn trong mùa thấp điểm là 50 tệ.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua vé lẻ để tham quan từng khu vực, như Văn Xương Viện là 20 tệ, Đức Hòa Viên 5 tệ, Phố Tô Châu 10 tệ và Phật Hương Các là 10 tệ.

3.2. Di Hòa Viên mở cửa mấy giờ?

  • Vào 1/4 - 31/10 (mùa cao điểm): Từ 6h00 cho đến 20h00 (19h00 sẽ dừng bán vé).
  • Vào 1/11 - 31/3 (mùa thấp điểm): Từ 6h30 - 19h00 (18h00 dừng bán vé) 

3.3. Nên tham quan Di Hòa Viên mùa nào?

Theo kinh nghiệm của nhiều khách du lịch thì nên đến Di Hòa Viên tầm tháng 9, tháng 10. Bởi thời tiết lúc đó khá mát mẻ, không quá lạnh cũng không oi bức. Hơn nữa, đường đi lại ở các công trình cũng khô ráo, hoa đang độ nở đẹp.

4. Lưu ý cần biết khi tham quan du lịch ở Di Hòa Viên

Hình: Cần tuân thủ các quy định khi đến tham quan Di Hòa Viên

Để chuyến tham quan Di Hòa Viên được thuận lợi nhất, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Cần nghiêm túc chấp hành quy định của địa điểm tham quan, như là không leo trèo, xâm phạm đến các hiện vật, công trình, không hút thuốc,...
  • Trong cung điện cũng không cho phép dùng các thiết bị máy ảnh chuyên nghiệp.
  • Một lời khuyên là không nên thuê các hướng dẫn viên tự do ngoài cổng, hãy lựa chọn hướng dẫn viên chính quy của cung điện. 
  • Thời tiết ở đây vào mùa đông rất lạnh, mùa hè thì oi bức nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ trang phục để chuyến đi thoải mái nhất.

Trên đây là các kinh nghiệm du lịch Di Hòa Viên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Nếu đặt chân đến Bắc Kinh, chắc chắn bạn nên ghé thăm Di Hòa Viên, cảnh đẹp nơi đây sẽ cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG