Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Trung Quốc mà du khách nên biết
logo

Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới cũng như sở hữu một kho tàng văn hóa đa dạng. Các công trình với lối kiến trúc cổ luôn thu hút sự quan tâm của những người yêu thích sự hoài niệm, nét cổ xưa. Nhưng với sự phát triển không ngừng nghỉ, vượt trội ra ngoài thế giới, đất nước Trung Quốc đang sở hữu những công trình hiện đại bậc nhất, khiến bạn bè năm châu trầm trồ, ngưỡng mộ. Nhiều khách du lịch chọn đi tour Trung Quốc để khám phá cũng như trải nghiệm sự hiện đại đang xen vào đó là sự cổ kính. Vậy đi tour du lịch Trung Quốc, du khách cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kem Holiday nhé!

Du lịch Trung Quốc là sự lựa chọn của rất nhiều khách từ khắp mọi nơi trên thế giới

1. Đôi nét về đất nước Trung Quốc

1.1. Vị trí địa lý của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia nằm trong khu vực Trung và Đông Á, sở hữu một đường biên giới tiếp giáp với 14 nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á. Ngoài ra, Trung Quốc còn có đường biên giới vô cùng dài tiếp giáp với các vùng biển như: biển Đông, biển Hoa Đông, vịnh Triều Tiên và Hoàng Hải. Nhìn trên bản đồ lãnh thổ của Trung Quốc sẽ nằm trải dài từ 20 độ vĩ Bắc đến 53 độ vĩ Bắc và từ 73 độ vĩ Đông đến 135 độ vĩ Đông. Nước này cũng có đường bờ biển dài tới 9000km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương hàng hải.

Vị trí của Trung Quốc trên quả địa cầu

Trung Quốc là đất nước có đa dạng về địa hình, từ núi non, cao nguyên, đồng bằng đến sa mạc, rừng nhiệt đới và đầm lầy. Nhiều sông lớn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm sông Trường Giang (Yangtze), sông Lam Giang (Yellow River) và sông Sông Nhật Lệ.

Trung Quốc là đất nước có đa dạng về địa hình và có nhiều con sông lớn chảy qua

Với địa hình và vị trí địa lý đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển rất mạnh văn hóa, du lịch và kinh tế, là một trong những quốc gia lớn và quan trọng nhất trên thế giới. Trải nghiệm tour du lịch Trung Quốc du khách sẽ có một cái nhìn cụ thể nhất về một quốc gia cường thịnh, lớn mạnh và hiện đại. Hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và con người Trung Quốc nói chung, đồng thời có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, địa danh nổi tiếng trên đất nước này.

1.2. Khái quát chung về lịch sử của Trung Quốc qua các triều đại

Đất nước Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử 5000 năm, là một trong số ít những quốc gia có nền văn minh cổ xưa tự tạo ra chữ viết riêng, cùng với các nền văn minh khác như: Lưỡng Hà cổ, nền văn minh lưu vực sông Ấn Độ, Maya và Ai Cập Cổ đại. 

Theo như sự ghi chép của các tư liệu lịch sử, nhà Hạ là triều đại đầu tiên, nhưng chưa có một bằng chứng khảo cổ nào chứng minh sự tồn tại của triều đại này. Triều đại đầu tiên mà nhiều người chắc nịch là triều nhà Thương, thời đại này họ đã định cư dọc theo dòng sông Hoàng Hà từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Sau đó, nhà Thương kết thúc do sự chiếm đoạt của nhà Chu, nhưng cũng chỉ kéo dài từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN thì dần suy yếu, để mất nhiều vùng lãnh thổ nhỏ. Cuối cùng, vào thời Xuân Thu, đã xảy ra giao chiến với nhiều quốc gia khác, nhà Chu chỉ còn quyền lực trên danh nghĩa.

Đến khi Tần Thủy Hoàng đứng lên thâu tóm tất cả và tự xưng là hoàng đế, lập nên triều đại nhà Tần vào năm 221 TCN. Thời đại nhà Tần có lẽ là quãng thời gian quan trọng nhất với Trung Quốc, khi họ đã phát minh ra chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên, có sự thống nhất về thể chế chính trị.

Hình ảnh vẽ về vua Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc

Tuy nhiên, triều đại nhà Tần cũng không kéo dài được bao lâu thì sụp đổ do sự độc đoán và tàn bạo của chính sách "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và thẳng tay giết hại những người theo học Nho giáo). Vì nhà Tần sợ họ lật đổ quyền lực, muốn giữ nguyên tư tưởng mà triều đình ban, thống nhất 1 kiểu chữ viết cho dễ quản lý dân chúng. Đến năm 207 TCN, nhà Tần chính thức sụp đổ, nhà Hán lên ngôi và kéo dài đến năm 220 TCN. Sau đó Trung Quốc đã phải trải qua thời kỳ phân tranh, các cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra, nhiều người đã tự xưng vương. Đến thời đại nhà Tùy năm 580 đã dẹp yên được đất nước.

Nổi bật hơn cả là vào quãng thời gian thời nhà Đường cho đến thời nhà Tống, đất nước Trung Quốc đã đạt đến thời hoàng kim của mình, phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ về kỹ thuật, văn chương và nghệ thuật. Tuy nhiên, nhà Tống đã bị xâm lược bởi quân Mông Cổ vào năm 1279, người Mông Cổ đã tạo nên nhà Nguyên. Về sau, vào năm 1368 thủ lĩnh Chu Nguyên Chương đã lật đổ người Mông Cổ và lập ra nhà Minh, triều đại này kéo dài tới năm 1644 thì nhà Thanh được thành lập. Triều đại nhà Thanh kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi năm 1911. 

Thủ lĩnh Chu Nguyên Chương người đã lập đổ dân Mông Cổ lập ra nhà Minh

Sau đó, năm 1912 chế độ phong kiến Trung Quốc chính thức sụp đổ và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa được hòa bình mà phải trải qua thời kỳ Quân phiệt cát cứ, chiến tranh liên tục xảy ra, các cuộc nội chiến, chiến tranh Trung - Nhật. Đến năm 1949, các cuộc nổi chiến mới chấm dứt và Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hai quốc gia là Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha đã trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía nam Trung Quốc về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997 và 1999, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử thời hiện đại của Trung Quốc.

1.3. Diện tích và dân số

Với diện tích lục địa lên đến 9,6 triệu km², Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Nga. Nước này cũng đứng thứ 4 trên thế giới về tổng diện tích kể cả lục địa và hải đảo, chỉ sau Nga, Canada và Mỹ. Năm 2022, dân số của Trung Quốc đã đạt con số 1,41175 tỉ người, biến nó trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới.

Trung Quốc là quốc gia có số lượng dân đông nhất thế giới

1.4. Khí hậu của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có diện tích rộng lớn, kéo dài từ Bắc đến Nam, với điều kiện khí hậu và địa hình phân bố rất đa dạng. Vùng phía Nam có khí hậu nhiệt đới, trong khi đó vùng phía Bắc lại có khí hậu ôn đới. Trung Quốc đạt mức nhiệt độ trung bình khác nhau tùy theo thời điểm trong năm, tháng 1 có thể thấp đến -28 độ C ở phía Bắc và cao đến 18 độ C ở phía Nam, tháng 7 thì dao động từ 20 đến 28 độ C. Tương tự, lượng mưa trung bình ở phía Đông có thể lên tới 2.000 mm, trong khi phía Tây chỉ có khoảng 250 mm. Những khác biệt này của khí hậu và địa hình phân bố trên đất nước Trung Quốc tạo nên vùng đất có sự đa dạng và phong phú từ quang cảnh sơn thủy đến địa hình vùng núi.

Trung Quốc có khí hậu phân bố đa dạng

  • Vùng nhiệt đới

Với vị trí nằm trong vành đai nhiệt đới, các vùng nhiệt đới ở Trung Quốc thường mang đặc trưng của đới khí hậu nhiệt đới với mùa hè chiếm phần lớn và mùa đông không cảm nhận rõ. Cho nên nhiệt độ tại đây sẽ nóng bức quanh năm kèm theo đó là lượng mưa tương đối lớn khi vào mùa mưa. Vùng nhiệt đới sẽ thuộc khu vực miền nam của Trung Quốc bao gồm các tỉnh như: Hải Nam, Vân Nam, Quảng Đông.

Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

  • Vùng cận nhiệt đới

Vùng cận nhiệt đới tại Trung Quốc có sự phân chia rõ rệt giữa các mùa trong năm và không khí được cho là thoáng mát hơn so với vùng nhiệt đới. Thời tiết ở đây diễn biến theo mùa, với mùa đông có nhiệt độ thấp và ít mưa, trong khi mùa hè lại có nhiều mưa và nhiệt độ tương đối cao. Các thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu và Ma Cao,… nằm trong khu vực này.

Hình ảnh của tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc

  • Vùng ôn đới ấm

Vùng ôn đới ấm tại Trung Quốc tập trung chủ yếu ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, bao gồm các tỉnh như Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc và Thiểm Tây. Đặc điểm khí hậu của khu vực này là có bốn mùa trong năm, với mùa đông lạnh khô và sau đó ấm lên dần, lượng mưa cũng tăng dần khi đi vào mùa hè.

Vùng ôn đới ẩm có 4 mùa trong năm

  • Vùng ôn đới trung bình

Vùng ôn đới trung bình của Trung Quốc có mùa hè nóng và mùa đông khá là lạnh, với nhiệt độ có thể giảm xuống từ -10 đến -0 độ C. Nhiều nơi có tuyết vào mùa đông, thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thẩm Dương là các điểm nổi bật trong vùng khí hậu này.

Thủ đô Bắc Kinh nằm trong vùng ôn đới trung bình

  • Vùng ôn đới lạnh

Khí hậu của vùng ôn đới lạnh cực kỳ khắc nghiệt, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các mùa trong năm. Mùa hè ở đây rất ngắn và nhiệt độ tương đối thấp, trong khi mùa đông thì khắc nghiệt hơn với nhiệt độ trung bình dao động từ -10 đến -20 độ C. 

  • Vùng cao nguyên

Khí hậu thuộc vùng cao nguyên sẽ phụ thuộc nhiều vào địa hình, nhiệt độ thường thấp và còn giảm dần khi lên cao, có tuyết rơi quanh năm. Kiểu khí hậu này sẽ thường thấy ở vùng cao nguyên Thanh Tạng.

Cao nguyên Thanh Tạng thuộc kiểu khí hậu vùng cao nguyên

1.5. Con người

Tổng dân số của Trung Quốc chiếm đến 20% dân số của cả thế giới. Với 56 dân tộc anh em, người Hán là dân tộc chiếm số đông với 91.51%. Còn các dân tộc thiểu số chiếm phần còn lại và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc.

Tính cách của người Trung Quốc thường rất hào sảng, vui vẻ và hòa đồng với mọi người. Sở hữu truyền thống buôn bán từ ngàn đời, người Trung Quốc thường có giọng nói to, linh hoạt và rất hoạt ngôn.

Xây dựng tổ ấm luôn được người Trung Quốc chú trọng

Các vấn đề liên quan đến nhà cửa và gia đình là điểm đặc trưng của nền văn hóa Trung Quốc. Cụ thể, các sự kiện như cất nhà (an cư lạc nghiệp), xây dựng tổ ấm mới (thành gia lập thất),... đều được vinh danh và giữ gìn trong tâm trí của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, các phong tục truyền thống của người Trung Quốc cũng được lưu truyền và giá trị đến ngày nay.

1.6. Văn hóa truyền thống

1.6.1. Nghệ thuật Trà đạo

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã trồng trà, thưởng thức nó như một thói quen và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói rằng, Trung Quốc là cái nôi sinh ra trà đạo, với hơn 4000 năm lịch sử, cho đến ngày nay người dân tại đây vẫn giữ nguyên nét văn hóa truyền thống này. Mỗi vị khách đến nhà chơi, người Trung Quốc đều chào đón bằng những chén trà thơm ngon hảo hạng. Du khách đi tour Trung Quốc cũng đừng quên thưởng thức nghệ thuật Trà đạo từ ngàn xưa của đất nước tỷ dân này nhé.

Trung Quốc được cho là cái nôi của trà đạo và được lưu truyền đến ngày nay

Trà đạo Trung Quốc không chỉ là một nghệ thuật uống trà đơn thuần mà còn có đích thực hành đạo hạnh, hiểu hơn về đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân tích đức. Đó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật, đạo đức, triết học,... Thông qua việc uống trà và trò chuyện, người ta có thể cảm nhận được nét tinh túy và nhận được lời chỉ dạy từ các cổ nhân.

Ngoài ra, việc pha được một tách trà đạo thơm ngon là một điều không hề dễ dàng, người pha trà phải đặt cái tâm mình vào đó. Điều này được thể hiện qua từng công đoạn từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế. Và người pha trà phải thật sự tâm huyết mới cho ra được một ấm trà thơm ngon và người thưởng trà khi đó sẽ cảm nhận được sự thanh mát trong từng ngụm trà.

Thưởng thức trà đạo sao cho đúng là một điều cần chú ý, bởi thưởng trà đúng thì trà mới ngon. Người thưởng thức trà đạo phải đạt được sự tĩnh lặng, thanh thản trong tâm hồn. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa nhâm nhi tách trà mà có bản nhạc du dương bên tai nhẹ nhàng, như một thứ thuốc chữa lành cho tâm hồn.

1.6.2. Võ thuật Trung Hoa

Võ thuật Trung Hoa đã quá nổi tiếng trong giới võ thuật trên thế giới, với lịch sử hàng ngàn năm, người dân Trung Quốc luôn tự hào về môn võ mà mình sáng tạo nên. 

Võ thuật là một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc. Nó là biểu tượng rực rỡ cho sự sáng tạo và sức mạnh của người Trung Hoa. 

Võ thuật là một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc

Vào khoảng đầu thế kỷ XX, với sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh, võ thuật Trung Hoa đạt đến một đỉnh cao mới. Không chỉ là một phong cách đánh võ đơn thuần mà còn được coi là một môn học hoàn chỉnh, bao gồm cả khí công và các loại võ thuật truyền thống. Điều này tạo nên một biểu tượng văn hóa đặc sắc, là phép màu của người Trung Hoa và là một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa của đất nước này.

1.6.3. Tuồng Côn Sơn

Tuồng Côn Sơn hay còn được gọi là côn khúc, là một loại hình biểu diễn hí khúc đặc sắc của Trung Quốc, được trình diễn với giọng hát đặc trưng Côn Sơn và những động tác trữ tình và tinh tế. Loại hình nghệ thuật này phổ biến nhất ở miền Nam Giang Tô, Bắc Kinh và Hà Bắc. Vào năm 2001, Tuồng Côn Sơn được công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng trong nền văn hóa của Trung Quốc.

Tuồng Côn Sơn - một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Trung Quốc

Tuồng Côn Sơn ra đời cách đây 600 năm, vào thời đại hoàng kim nhất loại hình nghệ thuật này còn được dùng trong giao tiếp, đóng vai trò đặc biệt trong âm nhạc và văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có một khoảng thời gian loại hình nghệ thuật Tuồng Côn Sơn đã dần lụi tàn nhưng với sự đặc sắc và tinh tế, Tuồng Côn Sơn đã được khôi phục từ cuối thế kỷ XX và tồn tại cho đến ngày nay.

1.7. Tôn giáo của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia đa tôn giáo, với năm tôn giáo chính thức là Đạo giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Tin lành và Công giáo được phát triển và hình thành. Trong số đó, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo được coi là "tam trụ" của xã hội Trung Quốc thời cổ đại.

Rất nhiều công trình Phật giáo được xây dựng khắp Trung Quốc

Phật giáo được coi như là tôn giáo chính thức của Trung Quốc, và đa số tín đồ theo đạo Phật là người Hán. Đạo giáo, một tôn giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, có hơn 1.700 năm lịch sử. Ngoài ra, Nho giáo cũng được coi là một lối sống của người Trung Quốc cổ đại, và nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc ngày nay. Khoảng một phần tư người dân Trung Quốc theo Đạo giáo, Nho giáo và các tôn giáo truyền thống khác. Sự đa dạng tôn giáo này tạo nên một bức tranh tôn giáo phong phú và đa dạng, đóng góp quan trọng vào bản sắc văn hóa đặc thù của Trung Quốc.

1.8. Ngôn ngữ chính ở Trung Quốc

Là một quốc gia có số dân đông nhất thế giới, cho nên ngôn ngữ cũng rất phong phú bao gồm nhiều biến thể khác nhau hay còn được gọi là phương ngữ. "Putonghua" hay còn được gọi là tiếng phổ thông là ngôn ngữ chính với hơn 70% người dân sử dụng.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có nhiều phương ngữ chính khác như phương ngữ Yue (ở Quảng Đông), Xiang , phương ngữ Mân, phương ngữ Gan, phương ngữ Wu và phương ngữ Kejia hoặc Hakka. 

Phương ngữ được sử dụng nhiều thứ hai ở Trung Quốc là tiếng Quan thoại. Đáng chú ý hơn cả, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ có tuổi đời lâu nhất thế giới, với hơn 3.000 năm lịch sử.

2. Văn hóa giao tiếp

So với văn hóa phương Tây cởi mở, văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc khắt khe hơn. Khi lần đầu gặp mặt, người Trung Quốc thường không ôm, hôn nhẹ mà chỉ bắt tay nhau nhẹ nhàng, với phần tay thả lỏng để thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Một cái bắt tay nhẹ nhàng đã thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương

Trong môi trường làm việc, người Trung Quốc thường chào hoặc vẫy tay khi gặp đồng nghiệp, mà không cần cúi đầu. Trong các buổi họp, khi giới thiệu khách hàng, người Trung Quốc sẽ dùng cả bàn tay ngửa đưa về phía người đó để giới thiệu, tuyệt đối không chỉ trỏ, đó là hành động thể hiện sự lễ phép và tôn trọng đối phương.

Trong cuộc trò chuyện thường ngày với người Trung Quốc, du khách đi tour Trung Quốc sẽ thấy rằng họ hay hỏi về các chủ đề cá nhân như tình trạng gia đình, con cái hay lương bổng,…Có thể một vài người sẽ thấy ngại khi bị hỏi như vậy nhưng đây là những câu hỏi khá phổ biến trong văn hóa của người Trung Quốc, du khách nên chuẩn bị một vài câu trả lời thay vì lảng tránh. Thêm nữa, một số trường hợp du khách nên hạn chế đề cập đến các chủ đề về chính trị hoặc tôn giáo trong cuộc trò chuyện.

3. Trang phục truyền thống

3.1. Nguồn gốc

Trang phục truyền thống của Trung Quốc là Sườn Xám. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về nguồn gốc của trang phục này, có người cho rằng nó phải có từ thời Tây Chu. Tuy nhiên phần lớn số người lại có ý kiến khác, họ cho rằng trang phục này có từ thời nhà Thanh do người Mãn tạo nên. Sườn Xám ban đầu được xem là trang phục đặc trưng của bát kỳ - chế độ phân chia người của người Mãn do vua Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập. Trang phục này được gọi là kì phục với đường nét rườm rà, cầu kỳ.

Sườn Xám trang phục truyền thống của Trung Quốc từ bao đời nay

Tuy nhiên, sau sự giao lưu văn hóa giữa người Mãn và người Hán, Sườn Xám dần thay đổi, đường nét trở nên nhẹ nhàng, thướt tha hơn. Bên cạnh đó, với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây đã làm cho Sườn Xám tách rời khỏi kì phục ban đầu và trở thành một trang phục hoàn toàn mới, kết hợp giữa vẻ đẹp Á Đông và khí chất hiện đại đương thời.

Thời đại hoàng kim nhất của Sườn Xám phải kể đến những năm 30 – 40 của thế kỷ trước. Phụ nữ khắp Trung Quốc ai ai cũng đều muốn có một bộ Sườn Xám. Vào thời kỳ đầu, Sườn Xám phổ biến nhất là ở Thượng Hải sau đó mới lan rộng ra các tỉnh thành và trở thành trang phục không thể thiếu trong bất kỳ sàn diễn nghệ thuật nào. Trang phục truyền thống Sườn Xám này ngày nay vẫn được bảo tồn và phát huy, mẫu mã ngày càng đa dạng, du khách khi đi tour du lịch Trung Quốc đừng quên thử những bộ Sườn Xám lên người và chụp cho mình những bộ ảnh làm kỷ niệm với trang phục truyền thống của xứ Trung này nhé.

3.2. Ý nghĩa

Khi nhà nước phong kiến bị lật đổ ở Trung Quốc, Sườn Xám đại diện cho cho những người phụ nữ của thời đại mới, có tiếng nói và được đấu tranh đòi hỏi quyền lực cho mình. Sườn Xám còn là biểu tượng cho sự giải phóng của phái nữ, nhẹ nhàng, quyến rũ nhưng rất mạnh mẽ.

Sườn Xám đại diện cho những người phụ nữ của thời đại mới 

Vào năm 1929, Sườn Xám chính thức được chọn làm quốc phục của Trung Quốc. Bắt đầu từ thời điểm đó, bộ trang phục này đã trở thành biểu tượng cho một dân tộc, một nét đặc trưng trong văn hóa và đại diện đất nước Trung Quốc trong giao lưu với bạn bè thế giới.

Ngày nay, trong các dịp quan trọng Sườn Xám thường xuyên được chọn làm trang phục. Thậm chí, tại một số trường học còn cho học sinh mặc Sườn Xám như đồng phục của trường.

4. Ý nghĩa tên nước Trung Quốc

Tên Trung Quốc trong tiếng Trung Quốc là Zhōngguó (中國), có nghĩa là "quốc gia trung tâm" hoặc "quốc gia ở giữa". Tên gọi này bắt nguồn từ vị trí địa lý của Trung Quốc, nằm ở trung tâm của Châu Á và được bao quanh bởi các quốc gia khác.

Tên gọi này bắt nguồn từ vị trí địa lý của Trung Quốc, ám chỉ sự tự hào của người dân

Tên gọi này còn có ý chỉ đất nước Trung Quốc làm trung tâm của cả "thiên hạ", nổi trội và mạnh hơn các quốc gia xung quanh. Tên Trung Quốc cũng liên quan đến khái niệm "trung tâm văn hóa" trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc, với nền văn hóa phát triển và ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác như Âu Châu, Ấn Độ, Campuchia và Nhật Bản. Tên gọi này cũng ám chỉ sự tự hào của người Trung Quốc về đất nước của mình và vị trí địa lý của nó trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên trong lịch sử, đất nước Trung Quốc còn có nhiều cái tên khác, thể hiện sắc thái về văn hóa và chính trị thời kỳ đó. Ví dụ như Hạng Vũ, Thiên Hạ, Đông Hải, và Cửu Châu

5. Ý nghĩa của quốc kỳ Trung Quốc

Trung Quốc đã từng phải trải qua nhiều thời kỳ khác nhau trong lịch sử và mỗi thời kỹ sẽ có một lá cờ khác nhau. Lá cờ mà khách đi tour Trung Quốc ngày nay thấy được chính thức cho ra mắt vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, đó là ngày quốc khánh Trung Quốc, ngày mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Quốc kỳ có 5 ngôi sao lần đầu tiên được treo tại quảng trường Thiên An Môn đại diện cho hình ảnh dân tộc. Với nền màu đỏ hình chữ nhật, tỷ lệ của chiều dài và chiều cao là ba phần hai, 5 ngôi sao vàng ở góc trên bên trái.

Quốc kỳ của Trung Quốc có 5 ngôi sao vàng

Trong đó, nền cờ màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, 5 ngôi sao tượng trưng cho màu da của người dân Trung Quốc hay sự đoàn kết của nhân dân Trung Hoa. Một điều đáng chú ý là có 1 ngôi sao to ở giữa, 4 ngôi sao nhỏ hơn quây xung quanh và đỉnh của 4 ngôi sao nhỏ luôn hướng về phía ngôi sao chính giữa. Bốn ngôi sao nhỏ đó tượng trưng cho các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc và luôn đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc – chính là ngôi sao lớn nhất ở giữa.

6. Quốc hoa của Trung Quốc

Trên thực tế Trung Quốc chưa công bố loại hoa nào chính là quốc hoa của đất nước mình, đây là một tin khá bất ngờ cho những du khách lần đầu đi tour du lịch Trung Quốc. Nhưng trong một cuộc bình chọn quốc hoa gần đây được tổ chức tại Trung Quốc, loài hoa mẫu đơn được đông đảo người bình chọn làm quốc hoa của đất nước tỷ dân này. 

Theo một số tài liệu có ghi chép lại rằng, loài hoa mẫu đơn này đã được lựa chọn làm quốc hoa vào thời nhà Đường và thời nhà Thanh. Vì đây là một loài hoa đẹp nhất trong tất cả các loài hoa hay chúng còn được mệnh danh là “vua của các loài hoa” và là một biểu tượng đẹp trong văn hóa Trung Hoa từ ngàn đời xưa.

Quốc hoa của Trung Quốc là loài hoa mẫu đơn - “vua của các loài hoa”

Loại hoa này được phát hiện đã có cách đây từ 4000 năm và được người dân Trung quốc dùng làm thuốc. Phần rễ, vỏ cây, hạt và hoa được đôi bàn tay khéo léo của những người người thầy giỏi bào chế ra các loại thuốc chữa bệnh cho người dân. Thời kỳ về sau, hoa mẫu đơn được trồng ở khắp Trung Quốc và trong nhiều sự kiện quan trọng nó còn được dùng để trang trí. Vào thời kỳ phong kiến, hoa mẫu đơn còn được thêu trên các bộ trang phục của hoàng gia và xuất hiện trong các tác phẩm văn thơ. 

Hoa mẫu đơn là biểu tượng trong văn hóa của người dân Trung Quốc, chúng còn đại diện cho sự may mắn, vẻ đẹp thuần khiết, quyền quý và tình bạn keo sơn. Nếu du khách đi tour du lịch Trung Quốc vào những ngày hội về hoa mẫu đơn sẽ được chiêm ngưỡng sắc hoa nở rộ với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, chắc chắn sẽ là một khung cảnh tuyệt đẹp để chụp cho bản thân những bức ảnh làm kỷ niệm tại Trung Quốc.

7. Tiền tệ bên Trung Quốc

Tên gọi chính cho đơn vị tiền tệ bên Trung Quốc là nhân dân tệ hay đơn giản gọi là tệ, ký hiệu là ¥, được đưa vào sử dụng năm 1948 bởi ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tên giao dịch quốc tế của đồng nhân dân tệ là RMB, đồng tiền này chiếm tới 9% thị trường toàn cầu. Ngày nay, Trung Quốc sử dụng cả tiền giấy và tiền xu trong mua bán hàng hóa, mệnh giá của tiền giấy cao nhất là 100 tệ, mệnh giá của đồng tiền xu thấp nhất là 1 hào và 1 tệ có giá trị bằng 10 hào.

Hiện nay Trung Quốc dùng cả tiền xu và tiền giấy trong giao dịch mua bán

8. Xin visa đi du lịch Trung Quốc

Khi du khách xin visa đi tour du lịch Trung Quốc với mục đích tham quan, giải trí,…trong một khoảng thời gian ngắn, trên visa sẽ có ký hiệu là “L”. Tùy thuộc vào chuyến di mà du khách có thể nộp đơn xin visa nhập cảnh 1 lần, 2 lần hay nhiều lần với thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Để thuận lợi cho việc xin visa, du khách cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của Đại sứ quán Trung Quốc. 

Hình ảnh mẫu visa đi du lịch Trung Quốc

9. Nét văn hóa trong ẩm thực của người Trung Quốc

Trung Quốc không chỉ được biết đến là một đất nước có lịch sử lâu đời nhất nhì trên thế giới mà nền ẩm thực ở đây cũng đáng được chú ý. Đặc trưng của ẩm thực Trung Quốc chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa màu sắc, vị thơm và cách bài trí món ăn. 

Ẩm thực Trung Quốc chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa màu sắc, vị thơm và cách bài trí món ăn.

Người Trung Hoa rất coi trọng tính trọn vẹn trong món ăn, vì vậy mọi chi tiết trong món ăn đều được chú trọng, nếu thiếu một trong số đó sẽ là điềm chẳng lành và không được “đầu xuôi đuôi lọt” . Ví dụ như, khi chế biến cá, người Trung Hoa sẽ không tách hết các phần của con cá và gà sẽ được chặt thành từng miếng và xếp đầy đủ trên đĩa,... Món ăn phải có màu sắc và hương vị đậm đà để khiến cho mọi thực khách khi đi tour du lịch Trung Quốc đều say mê. 

Thường thì các món ăn sẽ được bày trên một đĩa lớn đặt ở chính giữa để cho tất cả thành viên trong gia đình cùng thưởng thức. Tương tự, khi vào nhà hàng, các món ăn sẽ được bày đầy trên mặt bàn tròn và xoay được để thực khách có thể dễ dàng lấy món ăn. Có thể bạn chưa biết đôi đũa phục vụ cho bữa ăn, được phát minh ra bởi người Trung Hoa.

Người Trung Hoa rất coi trọng tính trọn vẹn trong món ăn

Trên đây Kem Holiday cung cấp cho du khách đi tour du lịch Trung Quốc những điều cần lưu ý trong chuyến đi, mong rằng qua những thông tin trên du khách hiểu hơn về văn hóa cũng như con người tại đất nước tỷ dân có lịch sử lâu đời này. Chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ, an toàn và nhiều ý nghĩa!

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG