Trấn được xây dựng dưới thời trị vì của Hoàng đế Khang Hy trong triều đại nhà Thanh. Được xếp vào hàng những trấn cổ hàng đầu ở Trung Quốc, Phượng Hoàng cổ trấn như là một “cuốn sách” cung cấp cho con người kiến thức, hiểu biết về cuộc sống nơi đây trong thời kỳ tiền hiện đại hóa. Hãy cùng Kem Holiday khám phá thành phố cổ thu nhỏ xinh đẹp này nhé.
Thị trấn trong mơ - Phượng Hoàng cổ trấn
1. Thông tin về điểm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
1.1. Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?
Phượng Hoàng cổ trấn là một trấn cổ nhỏ, có diện tích chỉ khoảng 10 km vuông, thuộc huyện Phượng Hoàng, nằm ở phía tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nơi đây được mệnh danh là một trong số những cổ trấn nổi danh bậc nhất Trung Hoa. Trấn đã có bề dày lịch sử khoảng 1300 năm và những giá trị về văn hóa, du lịch nơi đây vẫn được bảo tồn tối đa, toàn vẹn, mang lại cho du khách cảm nhận chân thực nhất về kiến trúc cũng như lối sống thời xa xưa.
Phượng Hoàng cổ trấn
1.2. Lịch sử ra đời
Phượng Hoàng cổ trấn Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nhà Đường, vào khoảng năm 686. Đến từ năm 1368 - 1644 (thời Minh - Thanh), nơi đây trở thành một trung tâm văn hóa, quân sự, chính trị của cả vùng. Vào thời nhà Minh (1573 - 1620), nhà Vua đã cho khởi công xây bức tường thành ở phía Nam vô cùng vững chắc để bảo vệ trấn. Ngày nay, bức tường vẫn còn tồn tại với hơn 400 năm tuổi thọ.
Trấn cổ về đêm
Đến thời nhà Thanh, điểm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn được tiếp tục xây dựng và hoàn thành các kiến trúc tiêu biểu, tạo nên hình thái hiện tại. Nơi đây chính là tâm huyết của rất nhiều người, nhiều triều đại khác nhau, qua hàng nghìn năm lịch sử.
1.3. Ý nghĩa tên gọi
Truyền thuyết kể rằng, trước đây có một đôi chim phượng hoàng bay lượn trên không rời
ở điểm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn bây giờ. Đôi chim ấy đã đắm chìm trong vẻ đẹp thơ mộng, yên bình, nhẹ nhàng của nơi đây, lưu luyến không muốn rời khỏi. Người dân địa phương tại đây cho rằng phượng hoàng là loài chim thần thoại, chúng tượng trưng cho sự may mắn và vạn thọ, là loài chim đã bừng cháy trong ngọn lửa rực rỡ rồi lại từ đó tái sinh với trần thế. Vì vậy, người dân đã gọi mảnh đất này bằng cái tên Phượng Hoàng cổ trấn.
Sương sớm trên sông Đà Giang
1.4. Cư dân của trấn cổ
Phượng Hoàng cổ trấn là nơi có bản sắc dân tộc độc đáo, pha trộn giữa nhiều phong tục khác nhau từ khoảng 28 dân tộc định cư tại đây như người Miêu, người Hán, người Hồi, người Thổ Gia,... Các dân tộc sống và sinh hoạt nơi đây vẫn luôn có ý thức duy trì và phát huy những nét đẹp văn hóa, những lối sống truyền thống cổ xưa. Nhờ những nét độc đáo về cả kiến trúc và văn hóa mà du lịch Phượng Hoàng cổ trấn hiện nay đang vô cùng hot, lượng du khách lựa chọn đến đây rất đông và ngày một tăng cao.
Người dân tộc Miêu ở Phượng Hoàng Hoàng cổ trấn
1.5. Thành tích - Công nhận
Phượng Hoàng cổ trấn là một trong những điểm du lịch được xếp hạng AAAA của Trung Quốc. Xếp hạng được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm chất lượng và quản lý như giao thông đi lại, độ an toàn, không gian, và cả tính độc đáo của địa điểm.
Ngày 28 tháng 3 năm 2008, Phượng hoàng cổ trấn được đưa vào danh sách của UNESCO về những di sản thế giới dự kiến theo hạng mục di sản văn hóa. Thị trấn cổ này được nhà văn New Zealand Rewi Alley đánh giá là thị trấn đẹp nhất Trung Quốc.
>>>Tham khảo tour du lịch Trung Quốc tại : Tour Trung Quốc
2. Điểm nổi bật & Điểm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
Khi nhắc đến những điểm du lịch cổ xưa, chúng ta thường nghĩ ngay đến Phượng Hoàng cổ trấn, nơi có lịch sử lâu đời hơn 400 năm với các công trình kiến trúc và nét văn hóa được bảo tồn gần như là hoàn hảo. Phượng Hoàng cổ trấn có thể được chia thành hai phần: Một khu là phố cổ và khu còn lại là phố mới. Phố cũ dựa vào, nằm sát những ngọn đồi và đối mặt với dòng sông Đà Giang trong vắt chảy xuyên qua, Đây chính là khu du lịch chính của trấn này. Bên cạnh đó, thị trấn mới là khu dân cư bình thường cho người dân địa phương sinh sống.
Vẻ đẹp thanh bình tại trấn cổ
Có rất nhiều điểm tham quan chính dành cho khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn khám phá, bao gồm Cầu Phượng Hoàng Hồng Kiều, Đi thuyền trên sông Đà Giang, Tháp Cổng phía Đông, Tây, Nhà thờ Tổ tiên nhà họ Dương, Bảo tàng cổ trấn, Nơi ở cũ của nhà văn Thẩm Tòng Văn, Nơi ở cũ của cựu Thủ tướng Hùng Tây Lăng, Cung vạn thọ, Trường thành phía Nam, tòa nhà Điếu Giao Lâu,...
2.1. Chèo thuyền trên sông Đà Giang
Dòng sông Đà Giang xuất hiện, trải dài theo chiều đường chéo, từ phía Tây Bắc đến phía Đông Nam của Phượng Hoàng Cổ Trấn, là nguồn nước chủ chốt của người dân địa phương nơi đây. Dọc bên bờ sông, khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn luôn có thể bắt gặp những cảnh sinh hoạt thường ngày yên bình, giản dị của người dân: Những người phụ nữ đang giặt đồ bằng tay, nói cười trò chuyện với nhau và những anh đàn ông đang chăm chỉ dùng lưới bắt cá.
Chèo thuyền trên sông Đà Giang
Tại đây, thuyền bè chính là phương tiện di chuyển được sử dụng nhiều và thường xuyên với mục đích đưa đón khách du lịch cũng như phục vụ nhu cầu đi lại của dân địa phương. Nếu đi thuyền vào ban đêm, bạn có thể được nhìn thấy những chuỗi đèn lồng đỏ rực rỡ treo bên ngoài những ô cửa sổ, phản chiếu trên dòng sông trong vắt, hài hòa và tao nhã, đẹp đến mức tưởng chừng như ta chỉ có thể tìm thấy viễn cảnh này trong những bài thơ cổ Trung Quốc ngày xưa vậy.
2.2. Dãy nhà Điếu Giao Lâu
Điếu Giao Lâu là một dãy các tòa nhà sàn dọc bên bờ sông Đà Giang. Với chiều dài lịch sử hơn 100 năm, đây là một trong những khung cảnh nổi bật và đẹp ngoạn mục nhất mà khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn không thể nào bỏ qua. Những ngôi nhà nằm san sát nhau, ngăn nắp và đẹp nhất nằm ở hai bên cầu Hồng Kiều.
Điếu Giao Lâu
Vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc, sương mù trên sông cộng với ánh sáng dịu nhẹ là một trong những thời điểm để du khách chụp được những bức ảnh đẹp nhất. Nếu có thể, hãy nghỉ lại một đêm trong những căn nhà sàn được dùng làm trọ nghỉ tại đây, dựa mình vào cửa sổ và ngắm nhìn phong cảnh dọc đôi bờ sông để được đắm chìm trong cảnh sắc tuyệt vời ấy.
2.3. Cầu đá Đà Giang
Đối diện với Cổng phía Bắc của Trấn cổ Phượng Hoàng, Cầu đá là một cây cầu độc đáo nối hai bên bờ sông với cấu trúc là hai hàng trụ đá, với những cọc hình vuông độc lập nhau. Khi đi trên cầu, bạn cần phải nhảy từng bước, đi qua từng cọc một, trên mặt nước trong vắt của sông Đà Giang. Đây cũng là một trong những điểm chụp ảnh sống ảo nổi tiếng và được ưa chuộng nhất ở Trấn cổ Phượng Hoàng. Vẻ đẹp phong cảnh của nơi đây làm cho người ta lưu luyến, say mê đến thế.
Cầu đá Đà Giang
2.4. Phượng Hoàng Hồng Kiều
Phượng Hoàng Hồng Kiều, còn được gọi là cầu Hồng Kiều, là câu cầu nằm ở trung tâm Phượng Hoàng Cổ Trấn, được xây dựng vào năm 1368. Cầu có thiết kế mai che 2 tầng, khi đứng trên cầu, du khách có thể thưởng thức phong cảnh hữu tình nơi sông Đà Giang, ngắm ánh đèn bên bờ khi đêm xuống cùng với sự mê hoặc của bầu trời. Nước chảy mây trôi, gió mát trong lành cùng những âm thanh du dương của tiếng nhạc. Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp tuyệt vời, mang lại cảm giác như trở về 600 năm trước ở thời Trung Quốc cổ đại.
Phượng Hoàng Hồng Kiều lúc hoàng hôn
2.5. Tháp cổng của Phượng Hoàng cổ trấn
Trước đây, có bốn tháp cổng ở Phượng Hoàng cổ trấn. Qua hàng trăm năm, bây giờ khách du lịch chỉ còn được nhìn thấy tháp cổng phía đông, phía bắc và phía tây là còn tồn tại. Trong 3 tháp cổng, nổi tiếng nhất là tháp cổng phía Đông và tháp cổng phía Bắc. Hai địa điểm này rất thích hợp để khách du lịch Phượng Hoàng cố trấn chụp những bức ảnh có phong cách xưa cũ. Nơi đây cũng là nơi để khách tham quan nghỉ ngơi khi mệt mỏi sau thời gian dạo chơi. Đối với những du khách không thích sự ồn ào, đông người ở những club, thì hoàn toàn có thể đến dưới chân tháp cổng để nghe những bài hát của những chàng du ca.
Tháp cổng Phía Đông
2.6. Nhà cũ của Thẩm Tòng Văn
Dinh thự cũ của Thẩm Tòng Văn được xây dựng vào năm 1866 bởi chính ông nội của cố nhà văn. Nơi đây đã trở thành một điểm sáng của Phượng Hoàng cổ trấn với hàng loạt cổ vật từ chữ viết tay, bản thảo và những bức chân dung của ông Thẩm, trưng bày câu chuyện cuộc đời của nhà văn vĩ đại này của Trung Quốc.
Nhà cũ của Thẩm Tòng Văn
Du khách có thể đến đây, thăm nơi mà ông từng sống, sinh hoạt để cảm nhận những dấu vết còn sót lại của nhà văn và linh hồn của bậc thầy này. Bên cạnh đó, ngôi nhà với số tuổi hơn trăm năm này cũng có nhiều cổ vật tinh xảo, đầy những điểm nhấn tiêu biểu của triều Thanh. Với những ai yêu thích văn học và cấu trúc cổ thì đây là điểm đến thật sự vô cùng ý nghĩa.
2.7. Nhà cũ của Hùng Tây Lăng
Ngôi nhà của cố Thủ tướng Hùng Tây Lăng là một trong những địa điểm không thể bỏ qua tại Phượng Hoàng cổ trấn đối với khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn. Bạn có thể nhìn thấy được không gian sống và tưởng tượng ra cuộc sống hàng ngày của vị Thủ tướng vĩ đại này của Trung Hoa Dân Quốc .
Nhà của cố Thủ tướng Hùng Tây Lăng
Ở phía đông của sân là một nhà kho chứa củi, bên trong có cối xay đá và chày đá, v.v., Ông thường ở trong nhà kho củi này, học cách dùng cối xay và các kỹ năng nấu nướng. Không chỉ thể hiện giá trị cần cù, tiết kiệm của người chủ nhà, sở thích này còn nói lên đạo lý chịu thương chịu khó của nhân dân Xi-mông.
2.8. Nhà thờ tổ tiên nhà họ Dương
Nhà thờ Tổ tiên Dương gia nằm ở phía đông bắc sông Đà Giang, ban đầu được xây dựng vào năm 1836 dưới thời trị vì của Hoàng đế Daoguang trong triều đại nhà Thanh. Hiện tại đây là Nhà thờ tổ tiên duy nhất còn giữ nguyên hiện trạng ở Phượng Hoàng cổ trấn. Với tổng diện tích khoảng 770 mét vuông, cấu trúc phức tạp và thiết kế đẹp mắt khiến nơi đây trở thành một điểm tham quan có sức hấp dẫn đặc biệt.
Nhà thờ Tổ Dương gia
Toàn bộ ngôi đình này mang đậm nét dân tộc đặc sắc cùng với kiến trúc đáng giá. Nhà thờ này được làm bằng gỗ, với hai tầng bao gồm cổng chính, sân đình, hành lang, sảnh chính và các sảnh phụ. Nơi đây thể hiện mạnh mẽ nét truyền thống địa phương và nghệ thuật chạm khắc kiến trúc tuyệt đẹp khiến khách du lịch Phượng hoàng cổ trấn say mê.
2.9. Vạn Thọ Cung
Vạn Thọ Cung - Phượng Hoàng cổ trấn
Vạn Thọ Cung có khung cảnh đẹp như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy của núi rừng và nước non tao nhã. Được xây dựng trong khoảng hơn 300 năm, Vạn Thọ Cung không ngừng mở rộng quy mô và trở thành một khu vực rộng lớn như hiện nay. Du khách có thể ghé thăm nơi này để ngắm nhìn các đồ vật trang trí được thiết kế đặc biệt và chạm khắc tinh xảo theo phong cách Giang Tây xưa.
3. Giá vé tham quan - giờ mở cửa
- Giờ mở cửa đón khách: Phượng Hoàng cổ trấn mở cửa đón khách quanh năm. Đây vẫn là một khu dân cư có người sinh sống, nên để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của người dân, khách du lịch cần chọn thời gian đến đây một cách hợp lý. Thời gian mở cửa của các địa điểm trong Phượng Hoàng cổ trấn thông thường là từ 7:30 - 18:00 vào mùa hè và 8:00 - 17:30 vào mùa đông.
Ánh chiều tà tại trấn cổ
- Giá vé tham quan: Miễn phí. Du khách sẽ không mất bất kỳ chi phí nào để vào trấn mà chỉ mất phí sinh hoạt, ăn uống và tham quan tại đây mà thôi. Bạn sẽ mất khoảng 148 RMB / người cho cả chuyến đi (Có giá trị trong 2 ngày . Bao gồm tất cả giá vào các địa điểm mà chúng tôi đã đề cập bên trên)
4. Thời điểm du lịch Phượng Hoàng cố trấn tốt nhất
Phượng Hoàng cổ trấn thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Trấn cổ nằm ở khu vực nhiệt độ thấp của Tây Hồ Nam, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 12 - 16℃. Thời điểm nóng nhất là từ tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình khoảng 24 - 27℃. Tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 1,7 - 4,3℃. Nơi đây thuộc khu vực ít mưa ở phía đông của cao nguyên Vân Nam-Quý Châu. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 1300 mm.
Mùa xuân ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn có khí hậu ôn hòa và thích hợp để du lịch vào tất cả các mùa trong năm.
- Du khách có thể đắm mình trong dòng sông Đà Giang mờ sương vào buổi sáng mùa xuân, cảm nhận cơn mưa rào bao phủ cả thị trấn vào tháng 3 và tháng 4.
- Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa cao điểm ở Phượng Hoàng . Khi đó, hai bên bờ sông Đà Giang nhộn nhịp ca múa trong đêm. Ngoài ra đó còn là mùa quả Kiwi tươi và hạt dẻ rừng .
- Mặc dù mùa đông ở đây hơi lạnh nhưng ít người hơn, Phượng Hoàng vào mùa đông sẽ mang đến cho khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn một cảm giác khác hẳn. Nếu may mắn, bạn có thể có cơ hội nhìn thấy Phượng Hoàng Cổ Trấn phủ đầy tuyết.
5. Những tiện ích khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn
5.1. Đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thì ở đâu?
Có rất nhiều sự lựa chọn về nơi ở cho du khách tại Phượng Hoàng, từ các khách sạn đầy đủ tiện nghi cho đến các nhà trọ bình dân. Nếu bạn chỉ muốn nghỉ tại những khách sạn sang trọng, đầy đủ tiện nghi thì có thể tìm chúng xung quanh các khu vực danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong phố cổ, hoặc trên đường đi bộ đến phố cổ. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí, khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn có thể đặt phòng tại các nhà nghỉ bình dân quản lý bởi người địa phương. Có rất nhiều nơi ký túc bên trong khuôn viên trấn cổ để phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan.
Nhà sàn dọc bờ sông
5.2. Ăn gì khi tới Phượng Hoàng cổ trấn?
Trấn cổ Phượng Hoàng là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, do đó nền ẩm thực nơi đây vô cùng phong phú và đặc sắc. Đến đây, du khách sẽ không thể bỏ qua các món ăn truyền thống như: Bánh tép, Đậu phụ thối Hồ Nam, Gà kho hạt dẻ, Vịt hầm tiết, thịt xông khói, trứng xào hành tím,....
Gà kho hạt dẻ
5.3. Giao thông đi lại có thuận tiện hay không?
Mặc dù không có sân bay hoặc nhà ga xe lửa ở trấn Phượng Hoàng, nhưng khá thuận tiện để đến Phượng Hoàng cổ trấn từ các thành phố lân cận như Trường Sa, Hoài Hóa, Cát Thủ, Đồng Nhân, Trương Gia Giới,.... Sân bay gần nhất là Sân bay Phượng Hoàng ở Thành phố Đồng Nhân chỉ cách Quận Phượng Hoàng 34km và ga tàu gần nhất ở Thành phố Cát Thủ chỉ cách đó 50 km.
Sân bay Phượng Hoàng - Đồng Nhân
Sau khi đến sân bay Phượng Hoàng hoặc ga xe lửa Cát Thủ, du khách có thể bắt xe buýt hoặc taxi đến Phượng Hoàng cổ trấn. Bên cạnh đó, Sân bay/nhà ga Trương Gia Giới, nhà ga/Bến xe buýt/Sân bay Trường Sa hoặc Nhà ga Hoài Hóa cũng thường được sử dụng làm điểm dừng trung chuyển cho Quận Phượng Hoàng.
6. Đi du lịch Phượng Hoàng cố trấn cần lưu ý những gì?
Để chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn được suôn sẻ và thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Sẽ có rất nhiều hàng quán cho thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh. Thường thì giá mỗi bộ sẽ khoảng 5 NDT/ bộ, bạn có thể mặc cả xuống giá thấp hơn.
- Phải cẩn thận trả giá cho tất cả các mặt hàng bạn có ý định mua. Tránh trường hợp bị mất tiền oan thì khác du lịch nên tả thấp giá xuống khoảng từ 30 - 50%.
- Thời tiết ở Phượng Hoàng cổ trấn tuy ổn định nhưng vẫn cần phải đem theo áo khoác dày bởi vì nhiệt độ về đêm ở đây rất thấp. Để không bị mắc bệnh thì khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cần đặc biệt lưu ý điều này.
Phượng Hoàng cổ trấn khi đông sang
- Bạn nên đến đây vào những mùa vắng khách, tránh các ngày lễ, đặc biệt biệt là Quốc khánh và Quốc tế Lao động. Những ngày nghỉ dài này sẽ có rất rất đông người đi tham quan.
- Tuyệt đối không được tự ý vẽ, khắc, phá hoại cảnh quan cả trấn. Không được làm gì quá ảnh hưởng đến dân cư địa phương.
Trên đây là những thông tin về Phượng Hoàng cổ trấn mà chúng tôi cung cấp để bạn đọc biết trước khi tới đây. Trấn cổ này với vẻ đẹp thanh bình tồn tại suốt hơn một ngàn năm tới nay vẫn như thuở ban đầu, khiến cho du khách như được xuyên thời gian quay về cả nhận sức sống cổ đại, ngắm nhìn nét thơ lung linh khó quên ấy. Nếu bạn đang có ý định đến đây, hãy liên hệ ngay với Kem Holiday để được tư vấn, giải đáp và lên kế hoạch cho tour du lịch Phượng hoàng cổ trấn thật hoàn chỉnh và thuận lợi nhất nhé!