Làm cách nào để chứng minh sự ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam
logo

Đương đơn có thể làm cách nào để chứng minh "sự ràng buộc chặt chẽ sẽ quay về Việt Nam"?

Sự ràng buộc là những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống ràng buộc bạn với đất nước của bạn. Sự ràng buộc chặt chẽ khác nhau theo từng quốc gia, thành phố và giữa người này với người khác, nhưng có thể đưa ra một số ví dụ như:

  • Của cải, tài sản
  • Công việc
  • Gia đình; và/hoặc mối quan hệ với gia đình
  • Bạn bè, các mối quan hệ xã hội

Trong khi tiến hành nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn xin Thị thực Visa các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu, New Zealand,... viên chức Lãnh Sự Quán / Đại Sứ Quán sẽ xem xét từng đơn xin thị thực và cân nhắc trường hợp, kế hoạch chuyến đi và nguồn tài chính của đương đơn cũng như các mối ràng buộc bên ngoài nước họ đảm bảo việc đơn đương sẽ rời khỏi nước họ quay trở về Việt Nam sau chuyến đi tạm thời.

Xem thêm:

Bằng chứng giấy tờ nào tôi có thể chứng minh mức độ ràng buộc với Việt Nam?

Để chứng minh sự ràng buộc chặt chẽ của bạn với Việt Nam bạn sẽ có rất nhiều cách. Bạn có thể dựa vào các loại tài sản cố định như: giấy tờ sở hữu nhà, đất, cơ sở kinh doanh có đóng thuế,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào yếu tố mối quan hệ như giấy tờ kết hôn, gia đình, họ hàng,… bạn phải chứng minh được phải có sự ràng buộc ở Việt Nam khiến bạn phải mong muốn nhanh chóng quay về khi kết thúc xong lịch trình của mình.

Ràng buộc gia đình:

Đây là thế mạnh của người đi phỏng vấn nếu chứng minh được quan hệ gia đình. Quan hệ gia đình không thể rời bỏ có thể là có Vợ / Chồng / Con nhỏ / Bố Mẹ già tại Việt nam. Cần phải có những giấy tờ gốc chứng tỏ những quan hệ này. Nếu có thể, nên đem theo ảnh gia đình trong thời gian dài (nếu được ĐSQ/LSQ gọi phỏng vấn) để chứng minh mình có quan hệ dài lâu và liên tục với những người thân.

Ràng buộc về sở hữu tài sản, của cải tại Quốc gia bạn đang ở:

Những tài sản hoặc sở hữu có giá trị lớn: Bất động sản, Nhà cửa, đất đai, mặt bằng cho thuê, sở hữu Công ty, Cổ phiếu, Cổ phần, Hợp đồng cho thuê nhà, Xe cộ, xưởng, kho bãi, nhà máy,... Cần phải có những giấy tờ hợp pháp về sở hữu những tài sản này để nộp hồ sơ đối với các ĐSQ/LSQ yêu cầu (thông thường sẽ cần sao y công chứng), hoặc trình những giấy tờ gốc này với nhân viên phỏng vấn đối với những nước yêu cầu phỏng vấn như Mỹ chẳng hạn.

Tiền mặt trong tài khoản Sổ Tiết Kiệm:

Là số tiền chứng minh bạn có một số tiền nhàn rỗi đủ để chi trả cho chuyến đi, (có ĐSQ/LSQ yêu cầu tối thiểu 5.000$ hoặc 10.000$), số tiền này thuyết phục các viên chức LSQ rằng bạn có tài chính sẵn sàng, tính thanh khoản cao, để tiêu xài cho chuyến đi trong thời gian qua đất nước của họ, số tiền này có ý nghĩa như một phần tiền nhàn rỗi và ổn định qua thời gian dài dư giả, tích lũy chứ không phải đùng một lần nộp một số tiền quá lớn vào, có thể trong một số trường hợp phản tác dụng thuyết phục mà còn gây nghi ngờ bạn nhé. Một số LSQ/ĐSQ không yêu cầu thời gian gửi phải ít nhất bao lâu tuy nhiên đa phần khoản tiền này nếu dồi dào và có thời gian gửi càng dài, càng ổn định sẽ giúp bạn chứng minh được sự ổn định trong tài chính, bạn có một khoản tiền dư nhàn rỗi sẽ giúp bạn chứng minh được tính hợp lý và thuyết phục Lãnh sự cho việc chi trả cho chuyến đi sắp tới.

Một số LSQ/ĐSQ yêu cầu gắt gao về tính hợp lý của số tiền gửi cũng như thời gian gửi thì bạn phải hết sức lưu ý. Ví dụ như LSQ Úc (Australia), nếu thu nhập hàng tháng của bạn tổng cộng nếu chỉ từ 6-8tr và mới đi làm được khoảng 2 năm, bạn không có thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, giả sử bạn có số tiền tiết kiệm 300tr hoặc 500tr hoặc hơn thế nữa, bạn nghĩ càng nhiều sẽ càng tốt. Tuy nhiên nếu bạn không thể chứng minh tính hợp lý nếu có sổ tiết kiệm 350.000VNĐ thì bạn vẫn có khả năng bị trượt do khá vô lý khi bạn có mức thu nhập đủ sống, không có nguồn thu khác, mới đi làm được 2 năm thì không thể dư nhiều như vậy. Nếu bạn được thừa kế, hoặc có người thân đã hỗ trợ tài chính cho bạn, bạn nên khai vào hồ sơ.

Một số trường hợp gần tới thời gian xin Visa, bạn mở sổ tiết kiệm với số tiền lớn để giúp làm mạnh hồ sơ. Điều này có thể làm cho Viên chức Lãnh sự nghi ngờ về mục đích của việc chuẩn bị số tiền lớn trong sổ trong thời gian quá ngắn. Điều đó có thể gây bất lợi cho bạn. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc tham vấn các chuyên gia có kinh nghiệm hơn để biết cần phải mở sổ tiết kiệm với số tiền bao nhiêu hoặc ít nhất bao lâu giúp cho hồ sơ bạn đẹp hơn và có tính thuyết phục cao.

Những ràng buộc nghề nghiệp, chuyên môn có thể là:

Đang làm Quan chức quan trọng trong nhà nước, Doanh nghiệp hay Trường học. Đang điều hành cửa hàng, công ty tư nhân, việc kinh doanh, làm ăn của công ty, cửa hàng, hộ kinh doanh đang ổn định tốt, nghề nghiệp ổn định sẽ tạo ra nguồn thu nhập tốt chứng minh với các LSQ/ĐSQ bạn sẽ quay về nước tiếp tục công việc, chuyên môn mình đang làm tốt…

Những ràng buộc xã hội có thể là:

Thành viên của một hội đoàn xã hội nào đó, thường xuyên tham gia một họat động Văn hóa - Xã hội nào đó, tham gia một Tôn giáo nào đó (Tăng, Ni, Tu sĩ...). Nếu có thể bạn cũng nên có những ảnh hoặc tài liệu cho thấy mình tham gia thường xuyên và hoạt động đó rất cần thiết đối với cá nhân mình cũng như Tổ chức/Hội đoàn đó, vì thế mình sẽ trở về từ Mỹ để tiếp tục các họat động của mình tại Việt Nam.

Những ràng buộc khác:

Nếu có bất kỳ tài liệu gì chứng minh mình là người được mọi người trong gia đình và xã hội tín nhiệm thì nên đưa ra khi Phỏng vấn vì bản chất của việc trả lời Phỏng vấn xin Visa Úc là gây dựng lòng tin. Có được càng nhiều sự tin tưởng thì càng tốt.

Trên đây là một số khía cạnh giúp bạn chứng minh được sự ràng buộc chặt chẽ với Việt Nam và thuyết phục Lãnh sự tin rằng bạn sẽ nhanh chóng quay về nước sau khi kết thúc chuyến đi. Và như vậy chẳng có lý do gì để từ chối cấp Visa cho bạn!

Chúc bạn thành công và may mắn.

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG