Khám phá văn hóa và lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám
logo

Là một trong những di tích đặc biệt của quốc gia, Văn Miếu Quốc Tử Giám là niềm tự hào của dân tộc ta về truyền thống hiếu học, nghìn năm văn hiến của dân tộc mình.

Với bề dày về văn hóa - lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi du lịch Hà Nội. Đặc biệt, đây là nơi thường được các sĩ tử ghé thăm mỗi mùa thi với mong muốn sẽ may mắn trong kì thi quan trọng. Cùng Kem Holiday tìm hiểu về Văn Miếu Quốc Tử Giám  và những điều cần lưu ý khi tham quan địa điểm này nhé!

1. Những thông tin cơ bản về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Quần thể di tích có địa chỉ cụ thể tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Văn Miếu có vị trí ngay giữa 4 con phố chính gồm phố Nguyễn Thái Hạo, Tôn Đức Thắng, phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám.

Văn Miếu không chỉ là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ văn hóa, lịch sử ngàn năm văn hiến. Quần thể các kiến trúc bên trong Văn Miếu với quy mô lớn nhỏ khác nhau được bao bọc bởi 4 bức tường kiên cố bên ngoài.

Mang dấu ấn của thời gian cùng bề dày văn hóa vô cùng ý nghĩa, Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, Văn Miếu còn là nơi tổ chức các hoạt động tôn vinh truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện tinh thần hiếu học của học sinh, sinh viên trên khắp mọi miền của Tổ Quốc.

 

Sơ đồ tham quan khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

2. Thời gian hoạt động và giá vé tham quan Văn Miếu

Văn Miếu mở cửa vào tất cả các thời điểm trong năm, kể cả các dịp lễ và Tết.

Tuy nhiên, khung giờ mở cửa của Văn Miếu sẽ có sự khác nhau giữa mùa nóng và mùa lạnh theo tiết trời của Hà Nội. Cụ thể:

  • Mùa nóng (từ 15/04 đến 15/10): Mở cửa từ 7h30 và đóng cửa lúc 17h30.
  • Mùa lạnh (từ 16/10 đến 14/04): Mở cửa từ 8h00 và đóng cửa lúc 17h00.

Giá vé tham quan Văn Miếu là 20.000 đồng/ vé cho người lớn và 10.000 đồng/ vé dành cho trẻ em. Giá vé này áp dụng cho cả du khách Việt Nam và du khách nước ngoài. Ngoài ra, vé vào Văn Miếu sẽ miễn phí hoặc giảm 50% giá vé cho những đối tượng đặc biệt.

3. Lịch sử hình thành Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội

Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thái Tông với mục đích thờ phục các bậc thánh nhân Đạo Nho và vừa là trường học dành cho các Hoàng Tử. Thái tử Lý Càn Đức tức vua Lý Nhân Tông là học trò đầu tiên của ngôi trường này.

Sau khi lên ngôi, vua Lý Nhân Tông đã thành lập trường Quốc Tử Giám  cạnh Văn Miếu. Trường chỉ dành riêng cho con cái của vua quan trong triều và các gia đình quyền quý. Mãi đến năm 1253, dưới thời vua Trần Thái Tông thì trường Quốc Tử Giám đã được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con em của thường dân học giỏi.

Dưới thời vua Trần Minh Tông (1300 - 1357), cụ giáo Chu Văn An được mời nhậm chức Quốc Tử giám tư nghiệp (tương đương với Hiệu trưởng bây giờ). Ông là người quản lý tất cả các hoạt động của viện bao gồm cả việc dạy học cho Thái tử Trần Vượng.

4. Cách di chuyển đến Văn Miếu

Du khách có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển sau để đi đến Văn Miếu:

  • Di chuyển bằng xe buýt

Có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng chân gần Văn Miếu nên tùy vào điểm xuất phát mà bạn có thể bắt các tuyến xe như: Xe buýt số 02 (Bác Cổ đến Bến xe Yên Nghĩa), xe buýt số 23 (tuyến vòng khép kín phố Nguyễn Công Trứ), tuyến xe số 32 (bến xe Giáp Bát - Nhổn), tuyến xe số 38 (Nam Thăng Long - Mai Động) hoặc tuyến xe buýt số 41 (Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát).

  • Di chuyển bằng xe buýt 2 tầng hoặc đạp xe theo tour

Là phương tiện di chuyển khá mới mẻ tại Hà Nội, xe buýt 2 tầng rất thích hợp vì bạn có thể ngắm nhìn các con phố trong quá trình di chuyển đến Văn Miếu.

Bên cạnh xe buýt, bạn có thể trải nghiệm đạp xe trên các con phố, tự do dạo quanh trên đường đến Văn Miếu Quốc Tử giám khi chọn tour du lịch nội thành bằng xe đạp tại Kem Holiday.

  • Sử dụng phương tiện cá nhân

Du khách sẽ chủ động được thời gian khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tuy nhiên du khách cần chú ý đến các tuyến đường di chuyển vì hầu hết  các con đường xung quanh Văn Miếu đều là đường một chiều.

  • Xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm

Nếu du khách xuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm du khách hãy men theo đường Lê Thái Tổ, sau đó rẽ phải sang Tràng Phi. Chạy thẳng đường Tràng Phi đến đường Điện Biên Phủ và rẽ trái vào đường Trần Phú. Từ đường Trần Phú, du khách lại tiếp tục rẽ vào đường Chu Văn An, rẽ phải để vào đường Nguyễn Thái Học thì sẽ đến Văn Miếu.

5. Các điểm tham quan nhất định phải ghé khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Để thuận tiện cho việc tham quan và không bỏ quan các điểm tham quan nổi tiếng tại Văn Miếu, du khách có thể tham khảo các công trình nổi bật trong quần thể di tích lịch sử gồm:

5.1 Hồ Văn

Hồ nằm ngay trước cổng Văn Miếu, hồ Văn còn được biết đến với tên gọi hồ Giám, hồ Minh Đường. Theo ghi chép của sổ sách thì hồ văn là công trình có quy mô lớn nằm trong tổng thể của khu di tích, hồ rộng hơn 1 vạn chín trăm thước.

Giữa lòng hồ là gò Kim Châu vớ công trình Phán Thủy Đường - nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ kinh thành ngày xưa.

Hồ Văn

5.2 Văn Miếu Môn

Đây là cổng tham quan phía ngoài của quần thể di tích. Văn Miếu Môn gồm 3 cửa, cửa chính được xây 2 tầng vô cùng tráng lệ, tầng trên có chữ Văn Miếu Môn được ghi bằng chữ Hán cổ.

Văn Miếu Môn toát lên vẻ đẹp của sự tôn nghiêm và uy nghi với hình ảnh hai tấm bia nằm hai bên cùng tứ trụ nghi môn ở giữa.

Tương truyền, du là khanh tướng hay công hầu quyền cao chức trọng thì đi ngang qua Văn Miếu Môn đều phải xuống ngựa, hạ võng đi bộ ít nhất từ tấm bia này sang tấm bia kia rồi mới tiếp tục đi tiếp.

Văn  Miếu Môn

5.3 Đại Trung Môn

Đi thẳng vào từ cổng chính Văn Miếu Môn thì Đại Trung Môn là cổng thứ hai. Cổng gồm 3 gian, được xây trên nền gạch cao, lợp ngói mũi hài theo lối kiến trúc mái đình xưa. Không gian xung quanh Đại Trung Môn khá rộng đầy đủ cây cỏ, hồ nước, những con đường song song và nối dài với nhau tạo nên một quang cảnh vừa trang nghiêm vừa thanh nhã. Tất cả đã tạo nên khung cảnh tĩnh mịch, thanh cảnh giữa chốn Hà Thành tấp nập.

Đại Trung Môn

5.4 Khuê Văn Các

Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 bởi Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều nhà Nguyễn. Khuê Văn Các được xây trên một nền đất cao, vuông vức, độ dài mỗi cạnh khoảng 6.8m. Lầu có lối kiến trúc cổ lâu vô cùng độc đáo với kiến trúc lầu vuông 8 mái cao khoảng 9 thước, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ.

Bốn trụ của Khuê Văn Các được làm từ trụ gạch vuông dài 1m, các trụ được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Tầng trên của Khuê Văn Các được làm từ gỗ sơn son thiếp vàng, 2 mái ngói đỏ chồng lên nhau. Những ô cửa sổ tròn của tầng  gác tạo nên nét nổi bật tựa ngôi sao khuê đang tỏa sáng.

Khuê Văn Các

5.5 Giếng Thiên Quan và bia Tiến sĩ - Điểm tham quan không nên bỏ qua khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giếng Thiên Quang (Ao Văn) được xây ở dạng hình vuông, mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt đất, còn Khuê Văn Các với các khung cửa sổ hình tròn tượng trưng cho bầu trời. Hai biểu tượng này mang hàm ý tất cả tinh hoa từ đất trời đều quy tụ về tại Văn Miếu, soi sáng tri thức, phát huy tiềm năng của hiền tài.

Giếng Thiên Quan

Hai bên của giếng là hi dãy bia đá lớn được điêu khắc tinh xảo, mỗi bia đá là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Gồm 82 bia tiến sĩ được dựng trên lưng của 82 con rùa với mục đích ghi nhận và vinh danh 82 thủ khoa trong mỗi kỳ khoa cử.

Bia Tiến sĩ

Xem thêm: Tiết kiệm, tiện ích với tour Hà Nội của Kem Holiday

5.6 Tham quan Đại Thành Môn và Đại Bái Đường

Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nên Đại Thành Môn cũng có cấu trúc tương tự  Đại Trung Môn. Khi qua khỏi thành đại môn, du khách sẽ đến một khoảng sân rộng được lát bằng đá Bát Tràng, khoảng dẩn này dẫn đến khu điện thờ của Đại Bái Đường - khu vực trung tâm của Quốc Tử Giám.

Đại Bái Đường gồm 9 gian, 2 tường hồi ở 2 bên, mặt trước và sau của Đại Bái Đường để trống. Án hương chỉ được đặt tai6 gian chính của Đại Bái Đường, các gian còn lại đều bỏ trống. Ngày xưa Khu điện thờ thường được dùng làm nơi hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu.

Đại Thành Môn

5.7 Đền Khải Thánh

Nằm ở vị trí sau cùng của khu di tích, đền Khải Thánh là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Trước đây, nơi này từng là khu cư xá với hơn 150 gian phòng dành cho các giám sinh. Đồng thời, đền Khải Thánh còn gọi là khu Thái học tức nơi rèn dũa nhân tài cho đất nước

Năm 1946, trong lần bắn phá đại bác của thực dân Pháp thì khu này đã bị tàn phá toàn bộ, sau này đền Khải Thánh được cho xah6 lại và được bảo tồn cho đến ngày nay.

6. Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám cần lưu ý gì?

Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc ta, nên khi tham quan bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự, gọn gàng và tươm tất.
  • Khong mang hút thuốc, mang vật liệu dễ cháy nổ vào khu di tích.
  • Tuyệt đối không đội mũ, nón khi đến đây.
  • Chỉ dâng lễ và thắp 1 nén hương theo đúng quy định.
  • Đi nhẹ, nói khẽ và hành động văn minh.
  • Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo trong văn miếu.
  • Không được viết, vẽ hay có bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến các hiện vật.

Tham quan Văn Miếu chỉ mất khoảng 1 - 3 tiếng đồng hồ nên bạn có thể sắp xếp lịch trình để tham quan các địa danh lân cận khi đi du lịch Hà Nội. Có thể kể đến các điểm tham quan gần Văn Miếu như ga Hà Nội, chùa Quán Sứ, khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, tháp Hà Nội… Nếu bạn không biết nên sắp xếp chương trình tour như thế nào cho hợp lý thì hãy liên hệ ngay Kem Holiday để được tư vấn cụ thể về tour du lịch Hà Nội, giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn tham quan hết các địa danh tại Hà Nội.

Mong rằng những thông tin mà Kem Holiday chia sẻ có thể giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tags: du lịch Hà Nội, Văn miếu quốc tử giám

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG