Tham quan chùa Trấn Quốc Hà Nội có gì đặc sắc?
logo

 

Hà Nội là vùng đất nổi tiếng với bề dày lịch sử, văn hóa, vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và những công trình đến chùa, miếu linh thiêng. Chùa Trấn Quốc  là ngôi chùa lâu đời nhất vùng đất Thăng Long với gần 1500 năm lịch sử. Đây được xem là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.

1. Đôi nét về chùa Trấn Quốc

1.1. Đôi nét lịch sử về chùa Trấn Quốc

Theo sử sách, Chùa Trấn Quốc còn được gọi với cái tên Trấn Quốc Tự là ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 6  dưới thời Tiền Lý. Ban đầu chùa có tên là Khai Quốc được đặt tại làng Yên Hòa tức làng Yên Phụ của ngày nay. Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông đã đổi tên chùa thành An Quốc với mong muốn đất nước an bình và trường tồn.

Toàn cảnh chùa Trấn Quốc từ trên cao

Chùa được di dời vào khu vực đê yên Phụ vào năm 1615 dưới thời vua Lê Kính Tông. Chúa Trịnh cho tu sửa cổng tam quan và làm thêm hành lang hai bên tả hữu vào năm 1639. Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa chính thức có tên Trấn Quốc.

Vào những năm đầu thời Nguyễn, chùa được tôn tạo với quy mô hoành tráng, đúc chuông và đắp thêm tượng. Đến năm 1821, vua Minh Mạng ngự giá và ban cho chùa 20 lạng bạc để trùng tu và mở rộng. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị đã đổi tên Chùa Trấn Quốc thành Trấn Bắc và ban cho chùa 1 đồng vàng lớn cùng 200 quan tiền.

Tuy nhiên, theo thói quen thì người dân vẫn gọi chùa Trấn Quốc và cái tên này đã được giữ mãi cho đến ngày nay. Theo thời gian, chùa Trấn Quốc cũng được trùng tu và bổ sung thêm nhiều hạng mục, mang đến vẻ đẹp trang nghiêm của ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi như ngày nay.

1.2. Chùa Trấn Quốc ở đâu? Thời gian hoạt động và giá vé tham quan

  • Địa chỉ: số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội.
  • Thời gian hoạt động: 8h00 - 16h00 hằng ngày. Riêng đêm giao thừa sẽ mở xuyên đêm.

Ngày rằm và mùng 1 sẽ mở cửa từ 6h00 - 18h00.

  • Giá vé tham quan: 5.000 đồng/ lượt.

Chùa Trấn Quốc nằm trên một gò đất, nhìn từ xa sẽ giống với một hòn đảo nhỏ. Khuôn viên chùa được bao quanh bời làn nước trong xanh tựa bức tranh thủy mặc hữu tình. Ngày xưa, đây được xem là trung tâm phật giáo của Triều nhà Lý - Trần tại kinh thành Thăng Long.

Năm 2011, chùa nằm trong top 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do tờ Daily Mail của Anh bình chọn. Chùa có vị trí ngay trung tâm nội thành nên đây sẽ là lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi có dịp đến Hà Nội. Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn được nhiều người biết đến là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng tại Hà Nội.

1.3. Chùa Trấn Quốc thờ ai?

Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Điện thờ là nơi thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Bà Quan Âm. 

Ngoài ra, Trấn Quốc Tự còn thờ Chu Thương, Quan vũ, Quan Bình, Đức Ông và các thị giả.

2. Nên tham quan chùa Trấn Quốc vào thời gian nào?

Chùa nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội, là ngôi chùa cổ linh thiện được người dân thủ đô ghé thắp hương. Cứ vào những ngày mùng 1 âm lịch, ngày rằm thì các tăng ni và phật tử sẽ về chùa thắp hương, khấn phật và du ngoại. Vào những ngày lễ Tết, chùa đón một lượng lớn phật tử và du khách từ thập phương ghé thăm.

Với bề dày lịch sử hơn 1500 tuổi, chùa Trấn Quốc không chỉ là danh lam thắng cảnh tại vùng đất kinh kỳ, chùa còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử vô cùng quý giá. Bạn có thể đến chùa vào bất kỳ thời điểm nào, đến chùa bạn sẽ cảm nhận được sự an yên nơi cửa phật, tạm xa những xô bồ của xã hội.

3. Cách di chuyển đến chùa Trấn Quốc

Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km về hướng Đông nên việc di chuey63n sẽ rất dễ dàng. Du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như để di chuyển đến đây. Du  khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến và gửi miễn phí tại chùa.

Bạn cũng có thể sử dụng xe buýt để di chuyển đến chùa, đây cũng là phương tiện di chuyển chính của các tăng ni và phật tử. Có 2 tuyến xe buýt thuận tiện trong việc di chuyển đến chùa đó là tuyến xe buýt số 33 xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh và tuyến xe buýt số 50 xuất phát từ Long Biên - Sân vận động Quốc gia.

Cách di chuyển đến chùa Trấn Quốc

4. Giới thiệu về khuôn viên Trấn Quốc Tự

Dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của đất nước nhưng vẫn không bị mất đi nét đặc trưng và những nguyên tắc kết cấu, lối kiến trúc của Phật giáo. Quan sát từ trên cao, chùa được xếp theo hình của chữ Công (I) bới 3 ngôi chính gồm: Tiền đường, Nhà thiêu hương và Thượng điện. Bên cạnh đó, Bảo tháp (Cửu phẩm liên hoa) chính là điểm đặc biệt của kiến trúc tại chùa Trấn Quốc.

4.1. Bảo tháp tại chùa Trấn Quốc

Bảo tháp lục độ đài sen khởi công vào năm 1998 và hoàn thành vào năm 2003. Tòa bảo tháp gồm 11 tầng và có diện tích khoảng 10.5m2. Bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm từ đá quý. Đồng thời, bên trong bảo tháp còn thờ khoảng 66 kho tượng khác.

Bên trên tòa tháp chính là tòa sen 9 tầng (cửu phẩm liên hoa), tượng trưng cho tòa sen đang nở rộ tỏa ngát hương, tòa sen được làm từ đá quý nên phát ra ánh sáng lung linh vô cùng huyền ảo. Bảo tháp làm tăng thêm vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng cho ngôi chùa nhưng vẫn giữ nét đẹp mềm mại theo tổng thể của lối kiến trúc.

Bảo tháp tại Chùa Trấn Quốc

Xem thêm: Tour Hà Nội tại Kem Holiday

4.2. Nhà Tiền đường

Sau khi tham qua  khu vực Bảo tháp thì du khách hãy đến hành hương và khấn phật tại nhà Tiền đường. Tiền đường được xây dựng ở phía Tây khuôn viên chùa, đằng sau nhà Tiền đường có nhà Tam Đảo, hai dãy hành lang hai bên là nhà thiêu hương và thượng điện.

Tiền đường thờ phụng rất nhiều pho tượng đẹp và các vị quan công độc đáo. Nổi bật nhất có thể kể đến tượng phật Thích Ca Nhập Niết được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng cùng nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng bóng, lung linh.

Nhà tiền đường

4.3. Khu vực Thượng điện

Sau Thượng điện là một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian và được xây bằng gỗ, mái lợp ngói đỏ hình vảy tạo nên khung cảnh vô cùng cổ xưa. Bên phải của gác chuông chính là nhà thờ tổ còn phía bên phải là nhà bia. 

Hiện tại, chùa Trấn Quốc còn lưu giữ 14 tấm bia khắc những bài thơ của các vị tiến sĩ thời bấy giờ. Những tấm bia là dấu ấn lịch sử mang giá trị văn hóa của chùa, của vùng đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

4.4. Cây bồ đề tại chùa Trấn Quốc

Có lời tương truyền rằng Cây bồ đề mọc ra từ nhánh chính của cây gốc ở Bodh Ấn Độ - nơi Đức Phật ngồi tu và đạt Giác Ngộ.

Có rất nhiều ý nghĩa tâm linh liên quan cây bồ đề, tuy nhiên cây bồ đề vẫn mang ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật, tấm lòng nhân ái và tấm lòng vị tha của ngài với con người.

Qua gần 60 năm kể từ ngày ông Prasat trao tặng, cây bồ đề luôn được các nhà sư chăm sóc cần thận, phát triển và tươi tốt như ngày nay. Tán cây bồ đề tạo thành bóng râm giúp khung cảnh chùa thêm phần thoáng mát hơn.

Hằng năm, có rất nhiều du khách và phật từ về đây hành hương, khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề.

Cây bồ đề linh thiên tại Chùa Trấn Quốc

5. Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Trấn Quốc

Chùa trấn Quốc là nơi linh thiêng và thanh tịnh nên khi hành hương, tham quan thì du khách cần chú những vấn đề sau:

  • Chọn trang phục lịch sự, giản dị, màu sắc nhẹ nhàng.
  • Đi nhẹ, nói khẽ tránh làm mất trật tự và những hành vi khiếm nhã tại chùa.
  • Giữ gìn vệ sinh khuôn viên chùa.
  • Bảo vệ quang cảnh trong chùa, tránh những hành động gây ảnh hưởng đến hiện vật và các công trình tại chùa.

Chùa Trấn Quốc là địa điểm không thể bỏ qua của du khách, của phật tử nếu có dịp đến Hà Nội. Chùa Trấn Quốc chính là biểu tượng văn hóa tâm linh của người dân Hà Nội. Khi có tour du lịch Hà Nội, du khách và quý phật tử đừng quên dành chút thời gian để ghé thăm chùa để thắp hương và cầu bình an nhé! Hiện tại, Kem Holiday đang cung cấp tour Hà Nội với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích với mức giá hợp lý, giúp du khách có một tour khám phá Hà Nội vô cùng ý nghĩa.

 

Tags: du lịch Hà Nội, tour du lịch Hà Nội, tour Hà Nội, Hà Nội, cẩm nang du lịch Hà Nội, chùa Trấn Quốc, tham quan chùa Trấn Quốc, du lịch chùa Trấn Quốc

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG