Kinh nghiệm tham quan Đền Quán Thánh Ba Đình Hà Nội
logo

Đền Quán Thánh là khu danh lam thắng cảnh và di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội. Là một trong bốn ngôi đền “Thăng Long tứ trấn” linh thiêng với nhiệm vụ bảo vệ vùng đất Thăng Long, trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh và là một phần không thể thiếu của mảnh đất Kinh Kỳ. Cùng Kem Holiday khám phá đền và lưu lại những kinh nghiệm khi tham quan đền để có chuyến đi trọn vẹn nhé!

1. Đôi nét về đền Quán Thánh

Được biết đến là một điểm đến linh thiêng, là nơi thờ phụng một trong 4 vị thần giữ cửa và bảo vệ thành Thăng Long xưa.

1.1 Lịch sử hình thành

Dưới thời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028)  sau khi dời kinh về Thăng Long thì người đã cho xây dựng đền Quán Thánh. Ngôi đền có tên chữ là Trấn Vũ Quang.  Đền Quán Thánh canh giữ ở phía Bắc, là một trong bốn“Thăng Long tứ trấn” gồm đền Bạch Mã trấn giữ ở phía Đông, đền Tây Phục trấn canh giữ ở phía Tây và đền Kính Liên trấn giữ ở phía Nam.

Theo ghi chép trên các văn bia thì ngôi đền đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm 1962, đền đã được Nhà nước được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngôi đền không chỉ hiện hữu với lối kiến trúc cổ xưa mà còn chứa đựng giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của dân tộc ta.

Ngày nay, đền Quán Thánh chính là điểm sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng quan trọng của người dân Hà Nội. Đồng thời, đây còn là điềm tham quan thu hút du khách và nổi tiếng với lối kiến trúc cổ xưa và các pho tượng đồng thể hiện sự linh hoạt, tính cương nhu đặc trưng của Đạo giáo.

Đền Quán Thánh Hà Nội

Xem thêm: Tour Hà Nội với mức giá cạnh tranh cùng chương trình tour hấp dẫn, giúp du khách tham quan được tất cả các địa danh nổi tiếng tại Hà Nội.

1.2 Truyền thuyết gắn liền với đền Quán Thánh

Thánh Trấn Vũ là hình tượng nhân vật có trong cà thần thoại của Việt Nam và Trung Quốc. tương truyền, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần trấn giữ Bắc môn Thiên Phủ vào thời nhà Tùy. sau này thì người hạ thế, đầu thai làm của vua nước Tĩnh Lạc (Trung Quốc).

Khi trưởng thành, ngài đã từ bỏ quyền lực và đến tu hành tại núi Vũ Dương. Sau 42 năm khổ hạnh thì ngài đắc đạo và du ngoại đến nước ta.  Ngài đã quyết định dừng chân và tiếp tục tu tọa tại một ngôi đền bên cạnh Hồ Tây thuộc làng Long Đỗ sông Nhị Hà lúc bấy giờ (tức Hà Nội ngày nay). Tại đây, ngài đã dùng đạo pháp của mình để bảo vệ dân làng khỏi những quấy nhiễu của yêu quái, tà ma.

Để nhớ ơn ngài, dân làng đã lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ngay chính ngôi đền mà ngài đã dừng chân và tu hạnh. Dân làng đã đặt tên cho đền là Trấn Vũ Quán. Đồng thời, trong dân gian còn lưu truyền một câu chuyện về Huyền Thiên Trấn Vũ, trong truyền thuyết này thì Huyền Thiên Trấn Vũ chính là sứ giả  được Ngọc Hoàng phái xuống làng Long Đỗ để tiêu diệt hồ ly 9 đuôi quấy phá. Qua truyền thuyết, du khách đã có thể giải đáp thắc mắc đền Quán Thánh thờ ai?

 Khi dời đô về Thành Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho lập đền để trấn yểm yêu ma, bảo vệ sự bình yên cho muôn dân và kinh thành.

1.3 Kiến trúc và khuôn viên đền Quán Thánh có gì đặc sắc?

Đền Quán Thánh được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Có thể kể đến các chi tiết như: tam quan, sân bái, tiền đế, trung đế và hậu cung.

Ngày nay, cổng ngoài của đền có vị trí tại đường Thanh Niên với bốn cột trụ chính là bốn con phượng hoàng đấu lưng và kê nghê ở trên đỉnh. Bốn cột trụ nổi bật với các chi tiết như mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng và các cặp câu đối đỏ.

Sau cổng ngoài chính là tam quan của đền có cấu trúc tựa một phương đình gồm 3 cửa và 2 tầng.  Đặc biệt, cổng giữa cửa tam quan có tượng thần Rahu  (vị thần của Ấn Độ) được đắp nổi. Qua đây ta có thể thấy được sự giao thoa và hội nhập văn hóa của người Việt xưa. Gác tam quan là nơi đặt các chuông đồng được đúc vào năm 1677 dưới thời vua Lê Hy Tông.

Trong thi ca Việt Nam, vẻ đẹp trữ tình, mơ màng của Hồ Tây vào mỗi sớm mai gắn liền với tiếng chuông và được thể hiện qua câu thơ nổi tiếng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Theo truyền thuyết, đền Trấn Quốc được xây dựng trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

Từ xưa, tiếng chuông từ đền Trấn Vũ (đền Quán Thánh) đã trở nên thân thuộc, là thanh âm gắn liền với bao ký ức và tiềm thức của người Hà Thành xưa.

Qua khu vực tam quan, du khách sẽ thấy những văn bia được tạc khắc vào những thời điểm trùng tu của đền. Sau nhà bia là đền thờ liệt sỹ xây theo dạng phương đình coq bàn thờ và ảnh của các chiến sĩ đã hy sinh tại đền Quán Thánh.

Tiến vào sân bái chính là nơi trưng bày các lễ vật với khoảng sân nhỏ có cây đa già, hòn non bộ nhỏ nhắn cùng các loài cá.

Trước bái đường có 2 lư hương lớn và bàn để chuẩn bị đồ cúng tế. Hiên được trang trí bằng các tượng gỗ đắp nổi gồm tượng hổ xuống núi, tượng cá hóa rồng  và tấm bảng giới thiệu về tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ ở khu vực hậu cung.

Tượng Huyền Thương Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen

Trước năm 1677, tượng Huyền Thương Trấn Vũ được khắc bằng gỗ. Sau này tượng đã được đúc lại bằng đồng đen và được đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo nhất của Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng tuyệt dụi của Việt Nam vào thế kỉ 18.

Khu vực trước bái đình có một pho tượng nhỏ được làm bằng đồng đen. Ngoài ra, đền còn có những chiếc khánh được đúc dưới thời chúa Trịnh. Nghệ thuật đúc đồng của ta còn được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên cửa cột, xả và hơn 60 bài thơ, hoành phi và các câu đối được khắc bằng Hán ngữ.

Các pho tượng, cùng các đề tài linh thiêng được chạm khắc vô cùng tỉ mỹ, tinh xảo và mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

1.4 Đền Quán Thánh ở đâu? Khung giờ hoạt động và giá vé tham quan

Đền Quán Thánh nằm cạnh Hồ Tây, tọa lạc tại một góc của đường Thanh Niên. Kết hợp cùng các công trình nổi tiếng như Chùa Trấn Quốc, Chùa Vạn Niên, Phủ Tây Hồ cùng các đền chùa xung quanh khu vực Hồ Tây đã tạo nên không gian hài hòa, thể hiện lối kiến trúc cùng những giá trị lịch sử của vùng đất Kinh Kỳ nghìn năm lịch sử.

Đền sẽ mở cửa cho du khách tham quan từ 8h00 - 17h00 hằng ngày. Vào ngày mùng 1 và rằm, đền sẽ mở cửa từ 6h00 - 20h00 và mở cửa xuyên đêm giao thừa để mọi người cầu an và dâng lễ.

Giá vé tham quan: 10.000 đồng/ lượt với người lớn và miễn phí đối với trẻ em.

2. Cách thức di chuyển đến đền thờ Quán Thánh

Du khách có thể di chuyển đến đền bằng phương tiện cá nhân, taxi hoặc xe dịch vụ. Đền Quán Thánh có vị trí tại phố Quán Thánh, khu vực trung tâm thành phố nên sẽ rất dễ dàng để du khách tìm được phương tiện di chuyển.

Cách di chuyển đến đền Quán Thánh

Bên cạnh đó, du khách có thể sử dụng xe buýt để đến đền, các tuyến xe buýt có trạm dừng gần đền gồm tuyến xe buýt số 14, tuyến xe buýt số 33 và tuyến xe buýt số 50. Du khách có thể kết hợp ngắm nhìn đường phố và quang cảnh Hà Nội bằng cách sử dụng tour xe buýt 2 tầng, nếu du khách muốn book dịch vụ có thể liên hệ Kem Holiday để được tư vấn chi tiết và sắp xếp cho du khách một chương trình tour du lịch Hà Nội, tham quan và trải nghiệm tất cả những điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội.

3. Lễ hội tại đền Quán Thánh

Lễ hội đền Quán Thánh được diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Không chỉ thu hút người dân thủ đô, lễ hội chùa Quán Thánh còn thu hút đông đảo người dân từ khắp các vùng.

Đồng thời, người dân thường tụ họp về đền Quán Thánh vào những những ngày đầu năm mới, khoảng từ mùng 1 Tết đến rằm tháng Giêng.

4. Khi tham quan đền Quán Thánh cần lưu ý những gì?

Là nơi thờ phụng linh thiêng nên du khách cần lưu ý những vấn đề sau khi tham quan đền:

  • Chọn trang phục lịch sự, trang nhã khi vào đền.
  • Chú ý về lời nói và hành vi, tránh những lời nói thô tục và hành vi kém văn minh.
  • Không được sờ vào các hiện vật cổ trong đền.
  • Thắp hương đúng nơi quy định.
  • Nếu du khách muốn tham quan đền thì nên tránh các ngày mùng 1 và rằm, vì thời điểm này người dân hành hương rất đông.

Đền Quán Thánh sẽ là điểm tham quan mà du khách nhất định phải ghé khi đi du lịch Hà Nội. Đặc biệt, với những ai có hứng thú về văn hóa và tín ngưỡng dân tộc thì đền Quán Thánh sẽ là nơi cung cấp cho bạn vô vàn thông tin hấp dẫn. Hy vọng với những chia sẻ của Kem Holiday về đền sẽ giúp du khách hiểu hơn về đền. Nếu du khách có ý định tham quan đền và các đại danh tại Hà Nội thì hãy liên hệ Kem Holiday để được tư vấn cụ thể.

Tags: đền quán thánh, du lịch hà nội

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG