Nếu du khách đang có ý định đi du lịch Tây Tạng thì chắc chắn không thể bỏ qua điểm du lịch được coi là biểu tượng của vùng đất linh thiêng Phật giáo này – chính là cung điện Potala. Một công trình nổi tiếng, có lối kiến trúc độc đáo, đồ sộ và nằm ở vị trí cao nhất trên thế giới hiện nay. Sở hữu cảnh quan xung quanh tuyệt đẹp, với những đồi núi rộng lớn hùng vĩ và các con sông, hồ nước xanh ngắt. Cung điện Potala còn được ví như một "lâu đài trên mây", và nó đã trở thành di sản văn hóa thế giói, sự vô giá trong lịch sử và văn hóa của Tây Tạng.
Hãy cùng Kem Holiday đi khám phá chi tiết hơn về cung điện Potala này qua bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh cung điện Potala lộng lẫy giữa bầu trời Tây Tạng
1. Vị trí địa lý và diện tích của cung điện Potala
Cung điện Potala nằm tại thành phố Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Nó được xây dựng trên đỉnh Hồng Đồi (Marpori), hướng ra thung lũng Lhasa, ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển.
Vị trí địa lý của cung điện Potala trên bản đồ
Cung điện Potala được biết đến là công trình kiến trúc lộng lẫy của Tây Tạng có chiều dài 360m từ Đông sang Tây, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m, và cao khoảng 170m. Số đo này cho thấy rõ sự hùng vĩ và đồ sộ của công trình này. Cung điện có tổng 13 tầng và bên trong được chia thành hơn 1.000 căn phòng lớn nhỏ.
2. Giới thiệu về cung điện Potala
Cung điện Potala nổi tiếng trong các tour du lịch Tây Tạng không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo và công năng tôn giáo của nó, mà còn bởi nằm ở vị trí cao nhất thế giới. Vì vậy, người xưa tin rằng nơi đây gần gũi với các vị thần và thế lực siêu nhiên hơn.
Cung điện Potala được xây dựng trên đỉnh Hồng Đồi (Marpori) cao nhất thế giới
Theo truyền thuyết, trên đỉnh Hồng Đồi (Marpori), nơi Cung điện Potala được xây dựng, có một cái hang thiêng được cho là Quan Thế Âm Bồ Tát cư ngụ. Vua Tùng Tán Cán Bố trị vì Tây Tạng thời đó thường xuyên lui tới hang này để hành thiền. Và cũng trong thời gian ông trị vì, cung điện đầu tiên được xây dựng trên đỉnh Marpori vào năm 637 sau Công nguyên.
Cung điện Potala lưu giữ rất nhiều hiện vật bao gồm các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, các cổ vật và báu vật của Phật giáo từ ngàn xưa để lại, được giữ gìn và trưng bày cho khách du lịch tham quan. Trong đó, có các tác phẩm bằng vàng, kinh sách Phật giáo được viết tay từ nhiều thế kỷ trước, đồ cổ Trung Quốc và những món quà tặng cho các nhân vật tôn giáo bởi các quan chức và hoàng đế Trung Quốc. Thêm nữa, du khách đi Tây Tạng khi đến đây sẽ còn được chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc hình sư tử tuyết canh gác lối ra vào của cung điện, làm tăng thêm sự trang nghiêm cho nơi đây.
Những hiện vật được trưng bày trong cung điện Potala
Trên tường của cung điện còn được trang trí bởi những bức tranh vẽ miêu tả lịch sử của Tây Tạng, cũng như các câu chuyện về cuộc sống của các vị Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho công trình. Những bức tranh tường này được vẽ rất chi tiết và màu sắc tươi sáng, tạo nên cảm giác sống động và rực rỡ cho tất cả những ai đến tham quan.
Bức tranh được vẽ trên tường tại cung điện Potala
Hơn nữa, toàn bộ cung điện Potala được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và đá, cho thấy sự cổ kính và tinh tế trong kiến trúc của nó. Vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của công trình sẽ mang đến cho du khách của tour đi Tây Tạng cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác, ngược dòng thời gian về lịch sử và văn hóa của đất nước Tây Tạng.
Vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy và trang nghiêm của cung điện sẽ làm cho du khách hiểu hơn về văn hóa Tây Tạng
Cung điện Đỏ là nơi quan trọng nhất, bởi đây là nơi đặt lăng tẩm của các vị Đạt Lai Lạt Ma, điều này khiến cho cung điện Potala trở nên càng linh thiêng và quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, xác ướp của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được cất giữ trong một kiến trúc tôn giáo gọi là stupa, một loại kiến trúc dạng vòm, có 5 tầng cao và được bao phủ bởi 4 tấn vàng. Ngoài ra, stupa còn được khảm nhiều loại đá quý hiếm, tạo nên một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt với bất kỳ một công trình khác ở trong cung.
Bảo tháp bàng vàng chứa xác ướp của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Cung điện Potala là một trong những địa điểm du lịch quan trọng của đất nước, hiện giờ đã được hoàn cải thành Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, lưu trữ nhiều kho báu và tác phẩm nghệ thuật đáng giá vô giá.
Thật vinh dự khi vào năm 1994, cung điện Potala tại Tây Tạng vinh dự đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa với giá trị lịch sử, tôn giáo và kiến trúc lâu đời của nó. Khách du lịch đi Tây Tạng từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và khám phá sự độc đáo từ cung điện mùa đông Potala đến đền Jokhang và cung điện mùa hè Norbulingka, tất cả đều mang đậm dấu ấn của kiến trúc tôn giáo Phật giáo Tây Tạng, đem lại cho khách du lịch một trải nghiệm đầy tuyệt vời.
Cung điện Potala – một di sản văn hóa thế giới
3. Lịch sử xây dựng cung điện Potala
Vào thế kỷ 7, cung điện Potala được khởi công xây dựng lần đầu tiên trên nền tảng của một cung điện khác do vua Songsten Gampo dựng trên ngọn Đồi Đỏ. Theo một số tư liệu ghi lại, cung điện được xây dựng để chào đón Công chúa Văn Thành của nước Đại Đường Trung Quốc, người mà vua Songsten Gampo kết hôn, bởi vị công chúa này cũng là một đệ tử của Phật giáo. Tuy nhiên, nhà vua chỉ cho xây dựng phần đầu tiên gồm hai nhà nguyện ở góc phía tây bắc, nhà nguyện Phakpa và nhà nguyện Chogyel Drupuk, ngoài ra còn có hang thiền định của vua Songsten Gampo. Đến tận thế kỷ 17, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã xây dựng thêm nhiều pháo đài và phòng ở và biến cung điện Potala trở nên nguy nga, lộng lẫy như ngày nay.
Bức tượng khắc họa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5
Ước tính phải mất đến 50 năm để hoàn thiện công trình đồ sộ và bền vững này. Nó được bắt đầu xây dựng vào năm 1645 với 13 tầng và có 1.000 phòng, được chia thành 2 không gian tách biệt nhau là Hồng Cung (Cung điện Đỏ) và Bạch Cung (Cung điện Trắng). Cung điện Trắng hoàn thành vào năm 1648 được dùng làm nơi nghỉ ngơi cho các vị Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện Đỏ, nơi trung tâm và phần cao nhất của cung điện, được hoàn thành vào từ năm 1690 và 1694, được sử dụng làm nơi học tập kinh sách, cầu nguyện và nghiên cứu tôn giáo.
Vào năm 1682, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã viên tịch, ông không thể chứng kiến được sự hoàn thành của công trình tôn giáo linh thiêng này. Lo lắng về sự ra đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm ảnh hưởng đến công trình, các vị tăng nhân trong chùa đưa ra quyết định sẽ giữ kín cái chết của ông trong 10 năm, chờ đến khi Hồng Cung hoàn thành mới công bố tin buồn này. Tăng nhân trong chùa đã sắp xếp một vị hòa thượng giống với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 để đóng giả ông, tránh các cuộc xung đột và bảo vệ danh tiếng của đất nước. Nhờ sự nỗ lực của họ, cung điện Potala đã được hoàn thành vào năm 1694, được dùng làm nơi ở vào mùa đông cho của các Đạt Lai Lạt Ma đời sau.
Phải mất 50 năm công trình khổng lồ này mới được xây dựng xong
Là một nơi thiêng liêng của đất nước Tây Tạng cho nên những người dân tại đây sẽ không họi hẳn tên Potala. Mà họ sẽ thường gọi là “đỉnh Potala” hoặc là “đỉnh”.Sau khi được hoàn thiện cung điện có một vài lần bị hư hỏng nhẹ do các cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng.
4. Kiến trúc Potala, Tây Tạng
Cung điện Potala gồm có ba khu vực khác nhau: khu cung thành nằm ở phía trước núi, khu cung thất nằm trên đỉnh núi và khu hồ nằm ở phía sau núi.
Tổng quan kiến trúc của cung điện Potala
Khu cung thành phía trước núi có ba cửa chính, bao gồm cửa Đông, cửa Nam và Tây cùng 2 gác lầu. Được sử dụng làm nơi ở của các quan viên và tăng ni và viện in kinh sách.
Tiếp đến là khu cung thất, nằm ở vị trí trung tâm và quan trọng nhất của cung điện Potala. Ở khu cung thất lại được chia tiếp làm hai cung chính là: Hồng Cung và Bạch Cung.
Hồng Cung được xây dựng với kiến trúc đặc sắc, bao gồm các tòa tháp thờ linh cốt của các vị Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch. Thân tháp được phủ bạc ròng và dát vàng, tạo nên vẻ lộng lẫy, hoành tráng cho cung điện. Trong đó nổi bật hơn cả là ngôi bảo tháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 cao 21 mét, được chế tác bằng bạc ròng và trang trí bằng các viên khảm bảo thạch. Phía trên nóc tòa Hồng Cung, du khách sẽ thấy có 8 tháp bằng vàng biểu tượng cho 8 vị Đạt Lai Lạt Ma, trong đó có một tháp được đúc bằng 9 vạn lượng vàng. Ngoài ra, cung điện cũng có nhiều tháp, tượng Phật và tượng linh vật, chuông cổ quý báu nạm vàng.
Hồng Cung nơi linh thiêng cất giữ thi hài của các vị Đạt Lai Lạt Ma
Bạch Cung là khuôn viên bao quanh Hồng Cung, tạo thành 2 cánh rõ ràng. Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt của các Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà còn là nơi đặt các phòng hành chính của cung điện. Khi vào bên trong tham quan, du khách của tour đi Tây Tạng sẽ được ngắm nhìn 698 bức tranh tường, gần 10.000 cuộn tranh và rất nhiều tác phẩm điêu khắc đa dạng. Nhiều hiện vật về Phật giáo và các báu vật có giá trị lịch sử quan trọng được tìm thấy trong cung điện Potala, như các tác phẩm bằng vàng, kinh sách Phật giáo từ nhiều thế kỷ trước và đồ cổ Trung Hoa.
Bạch Cung nơi trưng bày nhiều tác phẩm quý giá
5. Giờ mở cửa của cung điện Potala
Cung điện Potala sẽ mở cửa hàng ngày từ 09:00 sáng đến 16:00 chiều theo giờ địa phương. Đây là giờ mở cửa chính thức và có thể thay đổi vào các ngày lễ.
Một lối nhỏ lên cung điện Potala
6. Một vài bí ẩn về cung điện Potala
6.1. Không có một tòa nhà nào được phép xây dựng cao hơn cung điện
Khi đến du lịch Tây Tạng, vùng đất linh thiêng Phật giáo này có một điểm vô cùng đặc biệt đó chính là không có bất kỳ một công trình nào cao hơn cung điện Potala. Mặc dù không có quy định đặc biệt nào yêu cầu xây dựng các tòa nhà với độ cao hơn cung điện Potala. Điều này thể hiện sự tôn kính của người dân Tây Tạng dành cho thánh địa linh thiêng này.
Cung điện tọa lạc tại nơi cao nhất Tây Tạng và không có công trình nào cao hơn
6.2. Bảo tháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được phủ hơn 3.700 kg vàng
Khu vực nổi bật nhất có lẽ là bảo tháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, có chiều cao là 14,85 mét và được phủ bởi 3.721 kg vàng, ngoài ra còn có hơn 18.000 chi tiết khác được gắn ngọc trai, san hô, hổ phách, mã não,… Đây được xem là công trình sang trọng và quý giá nhất của cung điện Potala.
6.3. Các bức tường được sơn bằng sữa
Theo lịch của Tây Tạng, vào trước ngày 22 tháng 9 hằng năm, những bức tường tại cung điện Potala sẽ được quét lại một lớp mới. Nguyên liệu chính để tạo lên lớp sơn này vô cùng đặc biệt, bao gồm sữa, đường, mật ong và một số loại cây thảo mộc, vôi trắng được trộn lẫn lại với nhau. Công thức này đã tồn tại hàng ngàn năm và đến giờ vẫn chưa thay đổi. Hiện nay để sơn lại toàn bộ cung điện, những người thợ sẽ mất khoảng 10 ngày làm việc liên tiếp, còn ngày xưa công việc này phải mất tới hàng tháng mới xong.
Những bức tường được sơn bằng nguyên liệu chính là sữa
6.4. Sở hữu bức tường dày đến 5 mét
Một điều khá ngạc nhiên khi tại cung điện Potala có bức tường dày đến 5 mét, chắc duy nhất trên thế giới này chỉ có Potala có điều này. Bức tường ở phía dưới chân đến được xây dựng với bề dày khủng để chống đỡ cho toàn bộ cung điện đồ sộ phía trên. Càng lên cao các bức tường lại được xây dựng mỏng đi.
6.5. Nơi lưu giữ 8 xác ướp của các vị Đạt Lai Lạt Ma
Đi du lịch Tây Tạng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 8 bảo tháp tượng trưng cho 8 vị Đạt Lai Lạt Ma và trong đó có chứa thi thể của họ. Các tòa bảo tháp đều được trang trí lộng lẫy bằng các loại đá quý, vàng, ngọc trai, san hô và thậm chí là cả kim cương,…Người dân Tây Tạng bảo vệ các tòa tháp này như một báu vật vô giá tại đất nước của họ.
Bên trong cung điện Potala
6.6. Từng bị bỏ hoang 8 thế kỷ
Có lẽ để có được tòa cung điện nguy nga, tráng lệ này, chắc hẳn nhiều khách du lịch Tây Tạng nghĩ rằng nó sẽ được sử dụng trong suốt hàng ngàn năm như một thánh địa nơi con người tôn sùng và thường xuyên lui tới lễ bái. Nhưng có một sự thật là cung điện Potala đã bị phá hủy và đi vào quên lãng từ thế kỷ thứ 9 cùng với sự sụp đổ của triều đại Tubo. Mãi cho đến năm 1645, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 mới cho xây dựng lại cung điện và rồi có một nơi linh thiêng để người dân khắp nơi trên thế giới đến hành hương và tìm hiểu về Phật giáo.
Hình ảnh cung điện Potala ngày xưa
6.7. Nơi ở chính của 10 Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hơn 300 năm
Sau khi được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cho xây dựng lại cung điện Potala, đến năm 1649 khi đã hoàn thành xong Bạch Cung, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã chuyển đến đây ở. Kể từ đó trở đi, cung điện này chính là nơi ở của các đời Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp và trở thành một trung tâm Phật giáo, nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng.
Cung điện đã từng là nơi ở chính 10 Đức Đạt Lai Lạt Ma trước kia
Tuy nhiên đến đời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso, người dân Tây Tạng đã nổi dậy chống lại chính quyền Trung Quốc. Do đó, ngài Tenzin Gyatso đã phải sang Ấn Độ để lánh nạn và cũng từ đó, cung điện không còn là nơi ở chính của các vị Đạt Lai Lạt Ma nữa.
6.8. Số lượng khách tham quan mỗi ngày bị hạn chế
Khi du khách đi Tây Tạng muốn đến tham quan cung điện Potala, du khách cần phải đặt vé trước. Bởi vì, chính quyền Tây Tạng đã giới hạn số mỗi ngày chỉ tiếp đón 2300 khách, để đảm bảo du khách có được trải nghiệm tốt nhất khi khám phá, tìm hiểu về cung điện Potala và cũng để bảo quản cung điện không bị xuống cấp quá nhanh.
Số lượng khách vào tham quan cung điện Potala sẽ bị hạn chế
Trên đây Kem Holiday đã giới thiệu đến du khách những thông tin về cung điện Potala, mong rằng trước chuyến đi du lịch Tây Tạng du khách sẽ hiểu hơn về cung điện cũng như có một chuyến đi thật nhiều niềm vui và ý nghĩa.