Chốn linh thiêng bậc nhất thế giới  - Chùa Đại Chiêu
logo

Đất nước Tây Tạng từ lâu đã được biết đến là thánh địa Phật giáo theo dòng Mật Tông, còn được gọi là “cực thứ ba của Trái Đất”. Vùng đất thiêng liêng này là nơi hành hương của hàng ngàn tín đồ Phật giáo trên thế giới. Trong đó chùa Đại Chiêu là điểm dừng chân trong bất cứ tour du lịch Tây Tạng nào cũng có. Bởi nơi đây được cho là chốn linh thiêng bậc nhất của Tây Tạng và thế giới, nơi lưu giữ những tác phẩm quý hiếm cổ xưa.

Hãy cùng Kem Holiday khám phá ngôi chùa Đại Chiêu huyền bí qua bài viết dưới đây nhé!

Chùa Đại Chiêu được coi là chốn linh thiêng bậc nhất thế giới

 1. Vị trí địa lý của chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu được đặt tại quảng trường Bát Giác, nằm trong khu phố cổ Lhasa, thủ phủ thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Vị trí địa lý của chùa Đại Chiêu trên bản đồ

2. Giới thiệu đôi nét về chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu dịch ra theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Kinh Đường", "Phật Đường" hay ”Phật Thích Ca Mâu Ni”. Từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, là cõi Phật giữa dương gian thu hút hàng ngàn Phật tử đi Tây Tạng từ khắp mọi nơi trên thế giới về đây hành hương và cầu nguyên. 

Chùa Đại Chiêu trở thành một ngôi chùa mang tính linh thiêng và được coi là niềm tự hào của Phật giáo Tây Tạng, hàng năm tại đây diễn ra ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của người dân bản địa. Để so sánh với những điểm tâm linh khác tại Tây Tạng thì chùa Đại Chiêu luôn đứng đầu về số lượng người hành hương. Từ sáng đến tối mịt, hàng dài người nhẫn nại xếp hàng, chắp tay cung kính trước các pho tượng Phật, trước các ban thờ của ngài Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng vị thần Hộ Pháp của phái Cách Lỗ…. 

Chùa Đại Chiêu như là cõi Phật giữa dương gian thu hút hàng ngàn Phật tử

Ở phía trước sân chùa, những Phật tử của chuyến đi Tây Tạng ai ai cũng chắp tay thành kính, miệng thì lẩm bẩm câu chú “Om Mani Padme Hum” và tay thì quay chuyển kinh luân tại vòng tròn kora bất tận ở quanh chùa… 

Một điều đặc biệt mà du khách đi du lịch Tây Tạng khi đến thăm chùa Đại Chiêu có thể thấy đó chính là ngôi chùa bị vây quanh bởi những đoàn khách du lịch Tây Tạng và hàng dài người miệt mài hành hương với nghi thức “tam bộ nhất bái” (đi ba bước, bái một lạy), họ đi quanh chùa 13 vòng và liên tục thực hiện nghi thức được xem là khổ hạnh nhất thế giới. Nếu du khách để ý sẽ thấy người dân Tây Tạng hành hương theo chiều kim đồng hồ và coi ngôi chùa như một vòng Kora khổng lồ.

Mọi người hành lễ quanh chùa Đại Chiêu

Ngoài cách hành lễ “tam bộ nhất bái”, du khách sẽ còn bắt gặp cách hành lễ “ngũ thể nhập địa” ở hai bên tả và hữu. Đây có lẽ là nét đặc trưng nhất chỉ có tại Tây Tạng và chùa Đại Chiêu, dòng người hành hương mộ đạo trước tiên sẽ chắp 2 tay lại như hình búp sen chưa nở, sau đó đưa tay chạm lên đầu, chạm xuống dưới cằm rồi chạm xuống ngực, cùng với đó là thân hình cúi thấp xuống, 2 tay đưa về phía trước rồi đầu gối quỳ xuống cho đến khi toàn thân chạm đất, sau khi toàn thân nằm song song với mặt đất thì 2 tay sẽ để phía trên đầu, lúc này người hành lễ lần 1 hạt tràng hoặc bấm máy nhỏ niệm Phật đeo ở tay, như vậy là xong 1 lễ. Người dân Tây Tạng bày tỏ lòng thành với Đức Phật bằng cách hàng lễ như vậy ít nhất 108 lần tương đương với 108 hạt trong cỗ tràng hoặc có người còn làm đến 10.000 lần.

Nghi lễ ngũ thể nhập địa ở hai bên tả và hữu của chùa Đại Chiêu

Khi đến đây, du khách đi Tây Tạng sẽ thấy rõ được bức tranh tôn giáo và tín ngưỡng toàn cảnh đẹp nhất có lẽ không một nơi nào trên thế giới có được. Về với miền đất chư Phật con người ta như được trở về với vòng tay yêu thương, chở che của đấng bề trên, trong lòng an nhiên đến lạ thường. 

Chùa Đại Chiêu còn được biết đến là nơi thờ bức tượng Phật được làm bằng bạc lớn nhất Trung Quốc, được đúc bằng 1,5 tấn bạc, có chiều cao 3 mét trong tư thế đang ngồi, do đó nơi đây còn được gọi là chùa Phật Bạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của thời gian nhưng một điều kỳ lạ là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với đôi rồng uốn lượn hai bên được làm từ bột giấy và bùn đất vẫn còn nguyên vẹn như ngày đầu. Đây là một điều vô cùng linh thiêng và huyền bí mà ngôi chùa Đại Chiêu này đang sở hữu.

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với đôi rồng uốn lượn hai bên

Với chiều dài lịch sử và sự sùng bái tôn giáo tín ngưỡng cao cả, vào năm 2000 chùa Đại Chiêu đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. 

3. Đôi nét về lịch sử xây dựng chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 (từ năm 639 đến năm 647), bởi vua Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo), đây cũng là khoảng thời gian mà vương triều này hưng thịnh nhất trong lịch sử. 

Ngôi chùa Đại Chiêu được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 bởi vua vua Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo)

Theo nhiều ghi chép kể lại rằng, ngôi chùa còn gắn liền với câu chuyện tình đẹp đến ngỡ ngàng giữa vua nổi danh nhất trong lịch sử Tây Tạng - Tùng Tán Cán Bố và công chúa Văn Thành nhà Đường. Cuộc hôn nhân thuở ban đầu chỉ mang tính ngoại giao gắn kết hai miền đất. Trên chặng đường dài gian nan về với vùng đất Tây Tạng, vị công chúa tài sắc vẹn toàn Văn Thành mang theo một món quà hồi môn vô cùng đặc biệt, đó chính là bức tượng Minh Cửu Đa Cát Phật, hay còn được gọi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân với chiều cao khoảng 3 mét và nặng đến 1,5 tấn. Đây là một pho tượng quý, tái hiện lại quãng thời gian khi Đức Phật chỉ mới 12 tuổi và đang trong tư thế tọa thiền. Tương truyền rằng, bức tượng quý giá này được đích thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai quang và là một món quà vô giá mà vua cha tặng cho người con gái yêu quý khi về nhà chồng.  Cũng chính vì thế mà ngôi cổ tự Đại Chiêu được dựng lên để làm nơi thờ cho bức tượng quý báu này.

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Bát tuế đẳng thân quý giá được công chúa Văn Thành mang qua Tây Tạng

Truyền thuyết còn ghi lại rằng, khi mới khởi công xây dựng chùa Đại Chiêu, yêu ma hoành hành, quấy phá nơi dự kiến xây chùa khiến cho việc thực trở nên khó khăn. Để loại trừ yêu ma, công chúa Văn Thành đã lấy chiếc nhẫn của chính mình ném xuống hồ nước nhằm hàng yêu trừ quái ở đó. Cũng từ đó trở đi, không một con vật nào có thể vận chuyển đất đá để lấp hồ, chỉ có loài dê mới làm được điều đó. Theo ngôn ngữ Tây Tạng, dê là “ra”, đất là “sa” và từ đó miền đất thủ đô của Phật giáo có tên là Rasa, về sau họ đọc chệch thành Lhasa. Vì vậy, người dân Tây Tạng có câu nói truyền từ đời này đến đời kia rằng: “trước có Đại Chiêu, sau mới có Lhasa”

Bức tượng 2 con dê và bánh xe pháp luân mạ vàng trên mái của ngôi chùa

Trong lịch sử, chùa Đại Chiêu đã phải trải qua 2 lần bị phá hủy do những cuộc nổi dậy nhằm chống phá Phật giáo xảy ra vào cuối thế kỷ VII và giữa thế kỷ IX. Chùa Đại Chiêu do đó mà phải đóng cửa suốt quãng thời gian dài. Đến thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh ngôi chùa được cải tạo lại. Và vào thời của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 ngôi chùa được mở rộng và trở thành một công trình tôn giáo đồ sộ và linh thiêng bậc nhất đất nước. Cho dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa Đại Chiêu vẫn giữ được kiến trúc như thuở ban đầu nó được xây dựng ở thế kỷ thứ 7.

Trải qua trên 1.300 năm, nhưng những cây xà, rầm bằng gỗ, khung cửa, cho đến cột và những hình chạm khắc vẫn còn và du khách du lịch Tây Tạng đến chùa Đại Chiêu có thể chiêm ngưỡng. Bức tượng Phật do công chúa Văn Thành mang từ quê cha đến trở thành một báu vật thiêng liêng nhất của người Tây Tạng.

Hình ảnh những cây cột được chạm khắc rất độc đáo đã trải qua hơn 1.300 năm

Sau này vào năm 1951 với sự chiếm đóng của người Trung Quốc, chùa Đại Chiêu một lần nữa bị làm xáo trộn. Vào năm 1966 đến năm 1976, thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ngôi chùa còn bị biến thành nơi chăn nuôi và đồn cư trú của lính Trung. Họ lấy vực phá hủy, đốt kinh sách Phật làm công việc hàng ngày.

Người Trung Quốc trực tiếp quản lý khu du lịch tâm linh này

Ngày nay, chùa Đại Chiêu do chính quyền Trung Quốc quản lý được mở cửa để chào đón du khách thập phương đến chiêm ngưỡng và hành hương khi đến vùng đất Phật giáo du lịch Tây Tạng. Có khoảng 100 vị tăng nhân sống tại chùa và họ khá ít hoặc không thấy thoải mái khi giao tiếp với du khách vì luôn bị giám sát bởi hàng trăm người cảnh sát. 

4. Kiến trúc của chùa Đại Chiêu

Ngôi chùa linh thiêng bậc nhất đất Tây Tạng được thiết kế với lối kiến trúc là sự kết hợp của phong cách Ấn Độ, Nepal và rõ nhất là phong cách kiến trúc thời nhà Đường của Trung Quốc. Trải dài trên mảnh đất có diện tích 2,5 ha với 4 tầng theo hướng Tây. 

Cửa chính treo một tấm màn lớn trang trí với hình ảnh Bánh Xe Pháp Luân và hai con dê

Du khách khi đi du lịch Tây Tạng khi bước vào cửa chính của ngôi chùa sẽ thấy một tấm màn che lớn được trang trí với hình ảnh Bánh Xe Pháp Luân, đại diện cho sự tồn tại vĩnh cửu của Phật giáo. Bên cạnh đó còn có hình ảnh hai con hươu trong truyền thuyết Phật Thích Ca nơi vườn Lộc Uyển (Sarnath), và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) - nơi Đức Phật giác ngộ và giải thoát.

Trong đó, một phần mái của ngôi chùa mang lối kiến trúc Trung Quốc, tuy nhiên vẫn giữ được tính đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. Mỗi cây cột hay xà ngang được trang trí với các hình ảnh của Đức Phật Thích Ca trong các tư thế tọa thiền và tay ấn khác nhau. Ngoài ra, trên các xà con giữa các thân cột còn có những câu kinh Tạng được viết tinh xảo và độc đáo. Khi ánh nắng chiếu vào, màu sắc của những cây cột này càng nổi bật hơn. 

Mọi người đi qua đây thường quay chuông cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến

Hình ảnh mà du khách của tour du lịch Tây Tạng trông sẽ giống với một vài ngôi chùa khác đó chính là ở phía ngoài hành lang chính được lắp những chiếc chuông xoay, còn được gọi là chuông cầu nguyện. Những người đi qua đường này thường xoay chuông và cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và người thân. Hành lang này sẽ dẫn đến chính điện, nơi thờ bức tượng Phật được coi là kho báu của ngôi chùa.

Vào bên trong chính điện, ở hai bên là nơi đặt bàn thờ của vua vua Songtsen Gampo và hai người vợ của ông, là những người đã có công lớn trong việc truyền bá Phật giáo ở đất nước Tây Tạng.

Ban thờ của vua vua Songtsen Gampo và hai người vợ của ông

Tầng 3 của ngôi chùa Đại Chiêu chính là nơi thờ bức tượng Palden Lhamo, người là một nữ thần bảo vệ chùa Jokhang và thành phố Lhasa. 

Hằng năm lễ hội Palden Lhamo được tổ chức tại chùa Đại Chiêu thu hút rất đông du khách đến dự

Du khách của tour du lịch Tây Tạng khi lên đến tầng trên cùng của ngôi chùa Đại Chiêu linh thiêng này sẽ có cơ hội ngắm nhìn toàn bộ kiến trúc độc đáo cũng như có thể chiêm ngưỡng cung điện Potala bên cạnh.

Lên tầng cao nhất để quan sát ngôi cổ tự sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ

Nhìn từ bên ngoài, chùa Jokhang ấn tượng với các tầng đan xen, hình dáng độc đáo và vẻ đẹp trang nghiêm. Nhưng bên trong, du khách sẽ phải ngạc nhiên bởi nét đẹp cổ kính và cuốn hút lạ thường. Mỗi bức tường trong chùa đều được trang trí bằng những bức tranh mural khổng lồ với hình ảnh của Đức Phật Thích Ca, đã tồn tại hơn 10 thế kỷ qua. Màu sắc của những bức tranh này vẫn còn tươi sáng và thu hút mọi ánh nhìn.

Bên trong của chùa Đại Chiêu còn có các bức tượng và gian điện thờ phụng sư tổ Hoàng Mạo Giáo - đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) cùng với các đại đệ tử, tượng các Tạng Vương Thổ Phồn và các Hộ Pháp của phái Cách Lỗ (Gelugpa Sect) có kích cỡ bằng người thật. Trong đó, tượng Đức Phật Thích Ca dát vàng được bảo vệ cẩn mật và là một trong những báu vật quý giá nhất của chùa.

Hình ảnh người dân đang rót mỡ bò Yak

Khác hoàn toàn với những ngôi chùa tại Việt Nam hay Trung Quốc, các ngôi chùa tại Tây Tạng không đốt hương nghi ngút, thay vào đó họ dùng mỡ bò Yak. Bởi vì, người Tây Tạng cho rằng mỡ bò Yak khi đốt sẽ không tạo ra khói, do đó nó sẽ không làm hư hại các bức tranh hay các pho tượng được bày ở trong chùa. Ngoài ra, mỡ bò Yak còn giúp cho các pho tượng có thêm một lớp bóng đặc trưng. Ánh sáng trong chùa được lấy từ những cây nén mỡ bò Yak và ánh sáng của tự nhiên là chính, khiến cho màu sắc bên trong chùa Đại Chiêu lung linh huyền ảo và trang nghiêm, thanh tịnh sẽ khiến cho mọi du khách đi Tây Tạng ấn tượng mãi trong chuyến hành trình về với vùng đất linh thiêng Phật giáo này.

Mỗi người dân Tây Tạng khi đến hành hương tại chùa thường mang theo một chiếc phích nhỏ có chứa mỡ bò Yak ở bên trong, để rót thêm vào các lư đèn như một sự cúng dường lên chư Phật.

5. Giờ mở cửa và giá vé vào chùa Đại Chiêu

Chùa Đại Chiêu sẽ mở từ thứ hai đến chủ nhật, trong đó, khung giờ từ 7h00 - 11h30 mở cửa cho các tín đồ Phật giáo vào hành hương và khung giờ từ 11h30 - 17h30 mở cửa chào đón cho khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tham quan cũng như lễ báo.

Giá vé sẽ rơi vào khoảng 85 tệ cho một người.

Chùa Đại Chiêu sẽ mở cửa chào đón du khách vào tham quan từ thứ 2 đến thứ 6

6. Một vài điều lưu ý khi du lịch chùa Đại Chiêu 

Ngôi chùa linh thiêng này luôn thu hút một lượng lớn du khách từ khắp mọi nơi đến lễ bái. Nếu không muốn phải chen lấn giữa dòng người đông đúc thì du khách nên đến du lịch Tây Tạng và tham quan chùa vào những ngày trong tuần, tránh các ngày cuối tuần, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn.

Nếu có ý định đến hành hương tại chùa Đại Chiêu du khách nên chọn địa điểm lưu trú gần chùa để thuận tiện di chuyển và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị các vật dụng bảo vệ sức khỏe như khẩu trang, nước uống, kem chống nắng, kính râm, quần áo dài tay... vì thời tiết của Tây Tạng suốt ngày nắng nóng và khô ráo.

Ngôi chùa luôn thu hút lượng lớn khách ra vào trong ngày

Du khách cũng nên chú ý đến giấy tờ, tiền bạc các món đồ trang sức quý giá, cất giữ ở những nơi an toàn và luôn để mắt trông nom, vì chùa Đại Chiêu có rất nhiều du khách đến mỗi ngày do đó, có nguy cơ bị mất cắp là khá cao. 

Khi đến chùa, du khách cần tuân thủ các quy định trong chùa. Nếu muốn chụp ảnh, du khách cần hỏi ý kiến và xin phép các tăng ni trước khi chụp ảnh, vì không phải nơi nào cũng cho phép chụp ảnh tùy ý. 

Hình ảnh du khách mặc quần áo Tây Tạng chụp ảnh tại chùa

Đặc biệt du khách nên mặc quần áo lịch sự, kín đáo, không nên mặc quần hay áo ngắn. Ngoài ra, nếu du khách không biết về nghi thức và lễ nghi tôn giáo nơi đây, tốt nhất là hạn chế tiếp cận đến các nơi thiêng liêng và tránh làm phiền những người tôn giáo đang hành hương.

Tuyệt đối không được cười đùa, nói chuyện quá to, làm mất trật tự ở nơi mà mọi người đang lễ bái, hành hương, vì đó bị coi là bất lịch sự. Du khách nên đi lại nhẹ nhàng, nói nhỏ hoặc giữ im lặng tại chốn linh thiêng này. 

Không nên làm phiền những Phật tử đang hành lễ tại sân chùa

Trên đây Kem Holiday đã giới thiệu đến du khách về chùa Đại Chiêu, nếu có cơ hội du lịch Tây Tạng du khách không nên bỏ qua điểm du lịch linh thiêng bậc nhất thế giới này nhé. 

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG