Du lịch Malaisia thông tin cần biết trước chuyến đi
logo

Malaisia không chỉ có cảnh quan tươi đẹp mà quốc gia này còn được biết đến với sự đa dạng sắc tộc, tôn giáo. Điều này đã tạo nên một đất nước với đa dạng các nền văn hóa khác nhau như văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa địa phương. Tất cả đã tạo nên một Malaisia đa màu sắc, độc đáo và ấn tượng với khách du lịch.

Bài viết này hãy cùng Kem Holiday tìm hiểu về những thông tin cần biết trước chuyến đi đến Malaisia nhé!

Tháp đôi Petronas - biểu tượng và niềm kiêu hãnh của người dân Malaisia

1. Giới thiệu chung về đất nước Malaisia xinh đẹp

1.1.           Lịch Sử Malaisia

Với những bằng chứng có niên đại khoảng 40.000 năm, Malaysia được cho rằng từ lâu đã là nơi sinh sống của con người. Một số quốc gia châu Âu bắt đầu người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên tự lập trên Bán đảo Mã Lai vào năm 1511. Nhưng đến cuối cùng người Anh đã giành được toàn quyền thống trị vào thế kỷ 19 và được gọi với cái tên “Mã Lai thuộc Anh”.

Sự cai trị của Anh đã bị lật đổ trong Thế chiến II với cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Malaya, Bắc Borneo và Sarawak. Nhật Bản sau đó đã dành toàn quyền chiếm đóng khu vực này từ năm 1942 đến năm 1945 và đã gây nên làn sóng chủ nghĩa dân tộc. Sau một thời gian Nhật Bản đã bị lật đổ, Liên minh Malaya được thành lập nhưng tồn tại được một thời gian ngắn. Sau đó là Liên bang Malaya, một quốc gia được sự bảo hộ của nước Anh từ năm 1948 đến 1957. Năm 1957 dành được nền độc lập. Năm 1963 có tên chính thức là “Malaysia” sau khi ba khu vực khác sáp nhập với Malaya là Bắc Borneo, Sarawak và Singapore. Hai năm sau, Singapore tách khỏi liên bang và trở thành một quốc gia độc lập.

Người dân Malaisia háo hức trong ngày Quốc khánh

1.2.           Ý nghĩa của tên nước Malaisia

Được xuất hiện trong văn học cổ đại Ấn Độ và bản đồ của nhà địa lý người Hy Lạp Ptolemy cho biết rằng tên cổ xưa của Malaisia là Suvarnadvipa dịch ra là bán đảo vàng.

Đến thời hiện đại có tên là Malaisia. Từ Malay chỉ 1 nhóm người Mã Lai chiếm 50% dân số, Sia là hậu tố Latinh/Hy Lạp. Như vậy Malaisia được hiểu là Vùng đất của người Mã Lai.

Thủ đô Kuala Lumpur - nơi phát triển bậc nhất Malaisia

Tên thủ đô của quốc gia này là Kuala Lumpur.mang ý nghĩa Hoàng Kim được dịch ra theo tiếng Mã Lai.

1.3.           Ý nghĩa về quốc kỳ của Malaisia

Quốc kỳ của Malaisia được gọi là sọc của vinh quang. Quốc kỳ hình chữ nhật có 14 sọc đỏ và trắng xen kẽ. Có một hình vuông màu xanh đậm nằm ở góc trên cùng bên trái của lá cờ.

Các đường kẻ sọc là đại diện cho 13 bang của Malaisia và các Lãnh thổ Liên bang của Kuala Lumpur, Labuan và Putrajaya. Hình lưỡi liềm là tượng trưng đạo Hồi – quốc giáo của Malaisia. Ngôi sao 14 cánh là đại diện cho từng tiểu bang và các vùng lãnh thổ Liên bang. Màu vàng của ngôi sao và hình lưỡi liềm là màu của hoàng gia Malaisia. Nền ô vuông màu xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất, hòa đồng của nhân dân Mã Lai.

Quốc kỳ Malaisia

Ngoài ra, ở mỗi tiểu bang trong số 13 tiểu bang của Malaisia cũng như nhiều lãnh thổ Liên bang khác đều có lá cờ của riêng họ. Hãy ghé thăm các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước này để xem sự đa dạng về màu cờ và các thiết kế riêng biệt của các vùng nhé.

1.4.           Vị trí địa lý

Malaisia được chia làm hai phần: bờ phía tây hay còn được gọi là bán đảo Maylaisia và bờ phía đông nằm trên đảo Borneo, 2 bờ này nằm cách nhau khoảng 750km đường biển Đông.

Bán đảo Malaisia là nơi có chung đường biên giới với Singapore về phía đông. Đâ là nơi tập trung 11 bang của đất nước này, đó là: Perlis, Kedah, Terengganu, Kelantan, Penang, Perak, Malacca, Pahang, Selangor, Johor và Negeri Sembilan. Và thủ đô Kuala Lumpur là một trong ba vùng lãnh thổ của Malaisia cùng với Lubuan và Putrajaya, đều nằm ở bán đảo này.

Phía đông Malaisia có hai bang là Sabah và Sarawak, có chung đường biên giới biển với Thái Bình Dương về phía đông bắc.

Vị trí của Malaisia trên bản đồ

Nơi đây còn có ngọn núi cao nhất Đông Nam Á là núi Kinabalu có độ cao 4.095,2m nằm trên đảo Borneo.

Ngoài ra, thủ đô Kuala Lumpur và Labuan được còn được gọi là “lãnh thổ liên bang”, bởi nơi đây là cơ quan hành chính thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của liên bang.

1.5.           Khí hậu

Đất nước Malaisia nằm trên kinh tuyến 8 giờ so với giờ GMT, đi trước giờ gốc Châu Mỹ Thái Bình Dương 16 tiếng. Cho nên nơi đây có khí hậu ấm áp và ẩm quanh năm, thường sẽ không xảy ra sự thay đổi khí hậu quá gay gắt hay các thảm hoạ thiên nhiên bất ngờ. Nhiệt độ ban ngày thường vào khoảng 30°C và ban đêm là 22°C.

Cao nguyên Cameron nơi có cảnh quan nguyên sơ

1.6.           Xã hội đa văn hóa

Tính đến ngày 18/02/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số hiện tại của Malaisia là 33.434.220 người. Trong đó bao gồm người Malaysia, người Hoa, người Ấn và các dân tộc khác sinh sống ḥòa hợp với nhau. Nơi đây còn được đặt biệt danh là vì sự đa dạng văn hóa đến từ nhiều quốc giá khác.

Hồi giáo là quốc giáo của Malaisia. Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo, Ấn giáo và Phật giáo và những tôn giáo khác cũng được được người dân sùng bái tự do. Hiến pháp liên bang luôn bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho người dân ở Malaisia.

Baju Kurung-trang phục truyền thống của nữ giới theo đạo hồi ở Malaisia

Khi đến với quốc gia “Châu Á thu nhỏ” này, du khách sẽ không khó để tìm Suraus (là phòng cầu nguyện của những tín đồ đạo Hồi) vì chúng được đặt ở hầu hết tòa nhà bao gồm các trường cao đẳng và đại học. Nhà thờ Hồi giáo được xây dựng ở khắp các quận ở Malaisia.

1.7.           Ngôn ngữ

Tiếng Bahasa hay còn gọi là tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức được dùng ở đây, bên cạnh đó sẽ còn nhiều ngôn ngữ khác và tiếng địa phương cũng được dùng khá phổ biến. Ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh, được sử dụng trong đời sống hàng ngày và đặc biệt là trong công việc, du lịch, radio, quảng cáo,.. đây còn là một trong những môn học bắt buộc tại các trường ở Malaisia. 

Một số câu nói thông dụng trong tiếng Mã Lai

>>>Tham khảo tour du lịch Malaisia tại : Tour Malaisia

2. Thủ tục nhập cảnh ở Malaisia

Đầu tiên, để đến được với đất nước nhiệt đới này, du khách cần phải làm thủ tục nhập cảnh. Đây là bước quan trọng du khách cần nắm rõ để không bị mất thời gian cũng như tiền bạc. Nên biết rằng Malaisia là quốc gia Hồi giáo cho nên ngay cả khi nhập cảnh du khách cũng cần phải ăn mặc kín đáo để thể hiện sự tôn trọng về văn hóa cũng như tôn giáo của nước bạn.

Mặc quần áo kín đáo khi du lịch đến Malaisia

Hiện nay ở sân bay Malaisia đã áp dụng các thiết bị thông minh trong quá trình nhập cảnh, cho nên du khách không phải điền vào tờ khai nhập cảnh như ở các quốc gia khác. Thay vào đó sẽ phải lấy dấu vân tay để nhận diện. Bên cạnh đó, du khách cũng phải chuẩn bị những loại giấy tờ dưới đây:

  • Visa (Bắt buộc với du khách muốn lưu trú hơn 30 ngày. Còn tham gia các tour chỉ đi từ 4 cho đến 6 ngày thì không cần xin visa).
  • Vé máy bay bay khứ hồi hoặc đi sang nước thứ 3.
  • Hộ chiếu phải còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng.
  • Một bản kế hoạch trong đó ghi chi tiết lịch trình đi du lịch ở Malaisia (nếu du khách đi tự túc).

Passport Malaisia

Sau khi đã có đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhập cảnh, du khách tới quầy để làm thủ tục check-in nhập cảnh theo sự hướng dẫn của bảo vệ hoặc lễ tân tại sân bay.

Làm xong các thủ tục nhập cảnh, du khách sẽ di chuyển đến khu vực lấy hành lý (Baggage Claim) để lấy toàn bộ hành lý ký gửi và check-in lại với hãng máy bay du khách đặt vé. Sau khi đã có đủ hành lý và hoàn thành xong tất cả thủ tục là bạn có thể bắt đầu chuyến du lịch Malaisia tự túc rồi đó.

2. Yêu cầu về hành lý khi đi du lịch đến Malaisia

  • Mỗi hành khách chỉ được phép mang tối đa 5000USD (không quá 15tr VNĐ). Trong trường hợp có nhu cầu tiêu nhiều tiền hơn và cũng vì sự an toàn của bản thân thì du khách nên sử dụng các loại thẻ tín dụng như: Mastercards, Visacards…
  • Khi mua hàng, tổng trị giá của các món hàng sẽ không được vượt quá 300 USD. Nếu vượt quá 300 USD thì sẽ du khách bị đóng thuế 60% giá trị món hàng khi nhập cảnh lại Việt Nam (giá trị hàng hóa sẽ do hải quan định giá).

Những lưu ý về hành lý xách tay:

  • Hành lý xách tay của du khách sẽ không được vượt quá 7kg. Hành lý ký gửi ở mức tối đa 20kg. Nếu quá số cân quy định thì sẽ phải đóng phí quá cước khoảng 5 – 10 USD/kg.

Mang đúng số cân quy định cho hành lý xách tay để tránh gặp rắc rối khi checkin

  • Không mang theo hung khí (dao, kéo, kìm, các đồ vặt sắc nhọn…) hay những đồ dễ gây ra cháy nổ (xăng, bật lửa …) trong hành lý xách tay của du khách. Tất cả các đồ vật có dạng chất lỏng: nước, nước hoa, nước ngọt … không được vượt quá 100ml. Lưu ý, không nên để tiền bạc, hộ chiếu, các vật phẩm có giá trị và đặc biệt pin sạc dự phòng vì có thể gây ra cháy nổ trong hành lý ký gửi.

Những đồ vật bị cấm khi lên máy bay

  • Vali, cặp sách phải khóa kỹ, ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (du khách tự chuẩn bị).

3. Mã vùng của Malaisia

Khi du khách muốn gọi về Việt Nam thì quay số:

– 0084 + Mã vùng + Số cần gọi – Số cố định. Ví dụ: muốn gọi số 0289854755 bấm thành: 0084.289854755.

– 0084 + Số cần gọi – Số di động. Ví dụ: gọi số 0909324594 bấm thành 0084.909324594).

Cách gọi điện dành cho du khách khi ở bên Malaisia

Đối với du khách sử dụng điện thoại di động, nên đăng ký mở roaming tại Việt Nam và sử dụng điện thoại của mình tại nước ngoài.

4. Những văn hóa của người Malaisia mà du khách nên biết trước chuyến đi

4.1.           Văn hóa giao tiếp

Người Malaisia sẽ chào nhau bằng cách bắt tay, đặt tay trái lên trái tim hoặc lấy 2 lòng bàn tay chạm vào nhau, đặt ngang trước ngực và gật đầu nhẹ. Kiểu chào chắp tay này rất giống với kiểu chào của Thái Lan. Nếu du khách được ai đó chào thì nên đáp lại bằng cách đặt bàn tay trái lên trái tim và cúi đầu nhẹ. Vì nghi lễ và giáo điều giữa nam và nữ khá được quy định khá nặng nề, cho nên đây là cách đáp trả lời chào dễ dàng nhất. Theo người dân Malaisia cách chào đặt tay lên trái tim như muốn gửi đi một thông điệp: Tôi chào mừng và hân hạnh đón tiếp bạn bằng cả trái tim. 

Kiểu chào nhau thể hiện lịch sự trong văn hóa giao tiếp của người Malaisia

Về cách chào theo kiểu bắt tay, nếu là người con gái đưa tay ra trước thì nên bắt tay lại và tránh hoàn toàn việc đưa tay ra bắt tay với nữ giới trước, những tiếp xúc cơ thể với người khác giới cũng không được thực hiện, kể cả là người thân quen. Vì họ cho đó là cử chỉ âu yếm chỉ xuất hiện ở những cặp vợ chồng.

Tránh hành động đưa ta ra bắt tay với nữ giới trước

Khi giới thiệu một người nào đó, người Malaisia luôn ưu tiên giới thiệu phụ nữ trước. Ngoài ra, người dân tại đây rất tuân thủ giờ giấc cho nên nếu có cuộc hẹn với họ thì tốt nhất nên đúng giờ để bày tỏ sự tôn trọng với đối phương.

4.2.           Văn hóa tôn giáo

Đất nước Malaisia là nơi du nhập của rất nhiều các tôn giáo khác nhau. Nhưng tôn giáo chủ yếu ở đây là đạo Hồi. Chính vì thế trong phong tục tập quán cũng như đời sống của người dân có nhiều điểm khác với một số nước ở khu vực Đông Nam Á.

 

Nhà thờ hồi giáo Malacca Straits, Malacca với thiết kế độc lạ

 Một phong tục mà du khách nên biết như là trong tháng Ramada, người dân ở đây sẽ không ăn gì từ sáng cho đến tối. Các cơ quan chính phủ cũng đóng cửa suốt ngày trong tháng nên nếu du khách có việc cần đến đó thì nên lưu ý. Một điều nên lưu ý với du khách nước ngoài đến du lịch Malaisia vào tháng này thì không nên ăn uống trước mặt người theo đạo Hồi để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

4.3.           Văn hóa ẩm thực

Người dân tại Malaisia chủ yếu sẽ theo đạo Hồi chính vì vậy mà ẩm thực của họ cũng tuân theo nguyên tắc khá nghiêm ngặt. Họ không ăn thịt lợn và uống rượu, khi ăn uống sẽ dùng tay phải vì họ cho rằng tay trái không được sạch. Đây là điều cần biết để nếu được mời dùng bữa cùng họ du khách sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ và bữa ăn được diễn ra vui vẻ. Người mời cũng sẽ thấy vui hơn vì khách mời tôn trọng văn hóa của họ.

Họ luôn dùng ta phải để đưa thức ăn vào miệng

4.4.           Văn hóa lễ nghi

Ngoài những điểm vui chơi giải trí, du khách chắc hẳn cũng sẽ ghé thăm các điểm điểm du lịch về tâm linh vì các nhà thờ, miếu hay chùa tại đây rất đẹp. Khi ghé thăm những nơi đó, nên lưu ý bỏ giày ở bên ngoài, mặc quần áo dài, nếu mặc váy thì phải váy dài hơn đầu gối. Nếu chưa chuẩn bị trang phục đầy đủ như trên, du khách có thể thuê khăn, áo choàng ở ngoài chùa để vào lễ. Phụ nữ tuyệt đối không được đụng vào người nhà sư và cũng không được trực tiếp đưa đồ cho các nhà sư. Đó là một điều cấm kỵ về tôn giáo tại nơi đây.

 

Chùa Kek Lok Si hay còn gọi là Chùa Cực Lạc với 10.000 bức tượng Phật 

5. Nên lưu ý thao tác tay và chân khi đến Malisia

Trong tình huống bắt buộc phải chỉ vào ai đó thì du khách nên sử dụng cả bàn tay và để lòng bàn tay ngửa ra. Tuyệt đối không được dùng ngón trỏ để chỉ vì đây được xem là hành động thô lỗ, vô văn hóa, không tôn trọng người đối diện.

Hành động dùng ngón trỏ để chỉ vào ai đó được cho là vô lễ và mất lịch sự tại Malaisia

Khi du khách đưa một vật gì đó hay chạm vào người khác hãy sử dụng tay phải của mình để làm điều đó. Cho dù ta thuận là tay trái cũng bắt buộc phải dùng tay phải. Bởi người Malaisia cho rằng bàn tay trái là chỗ không sạch sẽ.

Ngoài bàn tay trái ra thì bàn chân cũng là bộ phận mà người Malaisia quan niệm rằng không sạch. Cho nên du khách nên lưu ý không dùng bàn chân để lấy các vật dụng cho người khác hoặc cho chính mình trước mặt họ.

Lưu ý cuối cùng là người Malaisia rất kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Vì họ quan niệm rằng đầu là phần linh thiêng, tôn quý nhất trên cơ thể con người. Vì thế mà việc chạm tay vào đầu người khác được xem là hành động bất lịch sự và thiếu tôn trọng đối phương.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ về du lịch Malaisia thông tin cần biết trước chuyến đi từ Kem Holiday sẽ giúp du khách hiểu hơn về văn hóa cũng như con người ở đất nước nhiệt đới và có một chuyến du lịch thật vui vẻ.

Bài viết liên quan

HOT LINE 091 610 7513

TIN MỚI NHẤT

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Kinh nghiệm xin visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân

Visa du lịch Úc kết hợp thăm thân nhân, còn được gọi là visa 600, là loại thị thực dành cho
Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Một số nguyên nhân khiến visa du lịch Úc – thăm thân Úc bị từ chối

Úc là một trong những quốc gia xin visa không dễ dàng đối với người Việt, có rất nhiều lý do
Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Những điều bạn cần biết khi xin visa du lịch Úc thăm bạn bè

Một chuyến du lịch Úc kết hợp thăm bạn bè sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm bất ngờ và thú

CỘNG ĐỒNG